Thứ bảy, 18/01/2025, 12:18:58 PM (GMT+7)

Coi thường hiểm họa môi trường

(15:15:39 PM 27/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Khó có thể phủ nhận các đóng góp của thủy điện trong cán cân phân phối năng lượng của đất nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều dẫn chứng cho thấy các bất cập trong vận hành hồ chứa - thủy điện ở các hệ thống sông tạo nên nhiều hệ quả môi trường cho người dân sống tại khu vực lân cận.

td

Ảnh minh họa

 

Nhiều vùng đất chật hẹp ở miền Trung đang oằn gánh quá nhiều nhà máy thủy điện lớn nhỏ đua nhau mọc lên. Hầu hết các nhà máy này đều xem nhẹ các đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động xã hội mà nó có thể gây ra. Nhiều bản báo cáo làm ra sơ sài, đọc thấy na ná như nhau và hầu như dẫn đến kết luận là công trình gây tác hại không đáng kể cho môi trường. Thế là công trình được các cấp chính quyền phê duyệt và khởi công rầm rộ.

 

Sau đó, không cần phải mất nhiều năm, ngay trong giai đoạn khởi công xây dựng hoặc bắt đầu vận hành, hàng loạt sự cố môi trường xuất hiện, mà trước đó trong báo cáo đánh giá tác động môi trường bỏ qua hoặc nhắc đến một cách đơn giản. Hệ quả là diện tích rừng ngày càng bị teo tóp, tài nguyên rừng càng suy kiệt, hai bờ hạ lưu sông bị xói lở, làng mạc, đồng ruộng mùa mưa thì ngập lũ ngày càng nghiêm trọng, mùa khô đồng ruộng xác xơ hơn vì khô hạn. Chưa kể hàng loạt hộ dân mất chỗ ở, mất nguồn sinh kế, phải di dời đến nơi khó khăn chật vật hơn.

 

Trên hệ thống sông Đồng Nai đang hình thành một chuỗi các đập nước, hồ chứa và nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Theo dự kiến sẽ có 10 nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Đồng Nai, 5 nhà máy thủy điện trên dòng sông La Ngà và 6 nhà máy thủy điện trên sông Bé, chưa kể vài mươi nhà máy thủy điện khác trên các phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai.

 

Có thể thấy trước là hệ thống sông sẽ bị băm nát thành nhiều phân khúc, sông Đồng Nai sẽ không còn chảy theo nhịp điệu vốn có từ ngàn năm của nó, hàng ngàn hecta đất rừng, đất cư trú và đất canh tác của người dân mất đi và ngập chìm dưới các hồ chứa. Các khu rừng đầu nguồn, rừng bảo tồn và rừng đặc dụng hình thành hàng trăm năm có nguy cơ bị chặt phá không thương tiếc.

 

Điều này sẽ là một hiểm họa lớn cho sự thay đổi đặc điểm nguồn tài nguyên nước quý giá, làm bạc màu các vùng đất màu mỡ, làm suy giảm tính đa dạng sinh học khu vực và đẩy hàng ngàn người dân trong khu vực vào chỗ mất đất cư trú và sinh kế. Nhiều vùng đất rừng là nơi cư trú của người dân tộc thiểu số, hoặc là nơi chứa nhiều di tích văn hóa, lịch sử có nguy cơ bị biến mất. Nhiều giá trị sinh thái, nhiều loài thú, loài cây cực kỳ quý hiếm, đôi khi chỉ duy nhất vùng này mới hiện hữu, có nguy cơ bị các công trình này đẩy đến chỗ tuyệt chủng.

 

Các phân tích hiệu quả kinh tế trong các hồ sơ thủy điện cũng không thể chỉ ra để có 1 kW điện phải đánh đổi bao nhiêu cho các giá trị đo được bằng tiền và giá trị không đo được bằng tiền này? Mất rừng cho thủy điện còn có nghĩa là làm gia tăng phát thải khí nhà kính, góp phần gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều đáng lưu ý là các đánh giá tác động môi trường đã “xé lẻ” ra, nhằm chỉ xem xét cho từng nhà máy thủy điện riêng rẽ mà cố tình bỏ qua các tổ hợp tác động mang tính “cộng hưởng” khi nhiều nhà máy cùng hoạt động trên một hệ thống sông và những hệ sinh thái trong đó. Khi đó không là những tác động kép mà có thể là những chuỗi hiểm họa liên hoàn tương tác lẫn nhau.

 

Cả nước vừa tổ chức thật hoành tráng Ngày môi trường thế giới 5-6 của năm 2011 với khẩu hiệu “Rừng - giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” thì mới đây, một quan chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thay vì tìm cách bảo vệ rừng lại ký văn bản đồng tình với đề xuất cho một công ty tư nhân phá 137,5ha rừng ở vườn quốc gia Cát Tiên để làm nhà máy thủy điện.

TS LÊ ANH TUẤN (Đại học Cần Thơ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Coi thường hiểm họa môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI