Chủ nhật, 19/01/2025, 15:18:56 PM (GMT+7)

Chuyển giao một tiêu bản hổ về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

(14:30:58 PM 13/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2018, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tiến hành tiếp nhận một tiêu bản hổ bị cất giữ tại Đền thờ Bà Chúa Đá Đen, Ba Vì, Hà Nội với sự chứng kiến của đại diện các bên gồm Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Công an thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Vì, UBND xã Tân Lĩnh và Ban Quản lý Di tích.

Chuyển[-]giao[-]một[-]tiêu[-]bản[-]hổ[-]về[-]Bảo[-]tàng[-]Thiên[-]nhiên[-]Việt[-]Nam

Tiêu bản hổ được trưng bày ở chùa một thời gian dài

 
Trước đó, nhận được thông tin về việc một ngôi đền ở Hà Nội đang trưng bày một tiêu bản hổ trái phép, ENV đã làm việc với các cơ quan chức năng, nhanh chóng xác minh thông tin và tiến hành kiểm tra tại chùa. Sau khi được vận động, đại diện nhà chùa đã tự nguyện giao nộp tiêu bản hổ cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
 
Quyết định chuyển giao này rất đáng ghi nhận trong bối cảnh việc nuôi nhốt động vật hoang dã (ĐVHD) hay trưng bày các tiêu bản của chúng hiện còn tồn tại ở nhiều ngôi chùa trong cả nước với mục đích trang trí, làm cảnh. Bên cạnh đó, tiêu bản ĐVHD còn bị cất giữ ở nhiều nhà hàng và các hộ gia đình.  Ngày 6/4 vừa qua, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tịch thu 2 tiêu bản cầy hương tại nhà hàng Thuận Kiều. Trước đó, vào ngày 3/4, một tiêu bản gấu bị treo trên cây gần một trường học ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng đã bị tịch thu bởi Công an quận Hà Đông. 
 
Chuyển[-]giao[-]một[-]tiêu[-]bản[-]hổ[-]về[-]Bảo[-]tàng[-]Thiên[-]nhiên[-]Việt[-]Nam
Tiêu bản hổ được các cán bộ bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tiếp nhận 
 
Trên thực tế, việc nuôi nhốt hay sử dụng tiêu bản ĐVHD để trang trí, làm cảnh vô tình kích thích tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt, quảng cáo trái phép các loài này, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học cũng như những nỗ lực của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ ĐVHD. Chính điều này đã đe dọa đến sự tồn vong của các loài ĐVHD trong tự nhiên, đẩy nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
 
Được biết, ngay khi thông tin về việc chuyển giao được đăng tải trên trang mạng xã hội của ENV, nhiều người dân cũng đã thông tin về những vi phạm tương tự ở các địa phương khác. ENV mong đợi các nhà chùa sẽ chủ động liên hệ tới các cơ quan chức năng để tự nguyện chuyển giao các cá thể ĐVHD và tiêu bản của chúng. 
 
Thông báo các hành vi cất giữ, trưng bày tiêu bản ĐVHD hay nuôi nhốt ĐVHD trái phép tới đường dây nóng 1800-1522 là cách mà bất kì ai cũng có thể làm để góp phần bảo vệ ĐVHD.

 

Việc cất giữ tiêu bản ĐVHD có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500 triệu đồng theo Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP. Riêng đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt lên đến 15 năm tù theo Điều 234, Điều 244 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

NHẬT VIÊN - Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyển giao một tiêu bản hổ về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI