Cộng đồng
Cây cầu xây mãi chưa xong
(19:28:54 PM 12/08/2011)
Cầu Cháy mất sáu năm vẫn chưa xây dựng xong - Ảnh: Võ Minh |
Vào cuối năm 2005, cầu Cháy xuống cấp nên ngành giao thông quyết định cho xây mới. Một cây cầu tạm được dựng lên kế bên. Hai bên đầu cầu Cháy được bít lại bằng rọ đá, đất, cát và hai biển báo cấm xe lưu thông qua cầu được dựng lên. Từ đó, tất cả phương tiện đều phải lưu thông qua cầu tạm. Những tưởng cầu Cháy có độ dài chỉ chừng 15m này sẽ được xây dựng ngay tức khắc để việc lưu thông trở lại bình thường. Trớ trêu thay, từ ngày cầu Cháy bị bít thì cây cầu này cũng bị “ngâm”.
Đến cuối năm 2010, cầu Cháy được Tổng cục Đường bộ Việt Nam động thổ thi công, Ban quản lý dự án 6 thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 12 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay cầu Cháy vẫn chưa thông xe, trong khi hàng ngàn lượt phương tiện qua cầu tạm luôn phải thấp thỏm từng ngày vì cầu tạm đã yếu, không còn đủ sức gánh những đoàn xe có trọng tải hàng chục tấn lưu thông ầm ầm ngày đêm.
Không những vậy, tại khu vực này thường xảy ra tai nạn giao thông. Trung tá Nguyễn Văn Chung - đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an huyện Bình Sơn - nhẩm tính từ ngày người và phương tiện qua lại cầu tạm chờ thi công cầu Cháy đến nay, hàng chục người đã chết vì tai nạn, biến đoạn đường này thành điểm đen về tai nạn giao thông của tỉnh Quảng Ngãi.
Không chỉ tai nạn, việc chậm trễ thi công cây cầu này còn gây ra cảnh ùn ứ. Thông thường trước đây khi qua đoạn đường này tốc độ trung bình của các loại ôtô chí ít cũng ở tầm 60km/giờ vì đường thông thoáng. Nhưng từ ngày cầu tạm mọc lên cho đến nay mỗi ôtô vượt qua đoạn đường ở cầu Cháy phải mất ít nhất 5 phút, trong khi trước đây chỉ cần 10 giây. Một sự lãng phí thời gian quá lớn.
Người dân rất mong câu trả lời từ Bộ Giao thông vận tải về cầu Cháy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.