Cộng đồng
Cán bộ khoe chồn bay trên Facebook
(11:12:35 AM 30/11/2015)
Ông Thiều Quốc Kỳ bên con chồn bay mà ông cho là chỉ chụp hình đưa lên Facebook chứ không phải ông săn bắt hay xẻ thịt
Chủ nhân Facebook là ông Thiều Quốc Kỳ (xã A Tiêng, huyện Tây Giang) thừa nhận mình là người trong ảnh. Ông Kỳ là cán bộ ở Trung tâm khuyến nông huyện Tây Giang, chuyên làm công tác khuyến nông trên địa bàn.
Bức ảnh được ông Kỳ đăng tải trên mạng có hình ảnh của ba con chồn bay vừa bị bắt. Ông Kỳ cầm hai chân con chồn kéo căng ngược ra hai bên.
Trong một bức ảnh khác, người đàn ông này cởi trần cầm ba con chồn bay kéo mạnh ra phía sau. Trong hàng comment, nhiều người tỏ vẻ không hài lòng với hành động trên của một cán bộ ở trung tâm khuyến nông huyện.
Có người còn nhắc nhở rằng cẩn thận với công an về vụ việc trên, ông Kỳ trả lời rằng: “Công an cũng bó tay”.
Ông Kỳ cho biết ông thấy người ta bày bán chồn và xen vào chụp hình rồi đưa lên mạng, ông không tham gia giết thịt những con chồn này. Tuy nhiên, những gì trong tấm ảnh thể hiện cảnh các con thú đang ở trong một căn nhà khi chụp ảnh chứ không phải bày bán ngoài đường như ông Kỳ nói. Ông Kỳ nói ông không hay biết loài chồn này nằm trong sách đỏ, quý hiếm nhóm 1.
“Ở huyện, quán nào chẳng có chồn bay. Vào quán hỏi món a pứa (tiếng Cơ Tu chỉ một món ăn được chế biến từ thịt chồn bay) sẽ được phục vụ ngay” - ông Kỳ phân trần.
Nói rồi ông Kỳ chỉ cho chúng tôi ra quán ông Sao trước trụ sở Công an huyện Tây Giang. “Đó là quán chuyên bán chồn bay, mua bao nhiêu con cũng có, ăn món chi cũng có. Ở đây món a pứa nổi tiếng được làm từ chồn bay. Quán ăn nào cũng có hết, bán đầy!” - ông Kỳ nói.
Theo lời chỉ dẫn của ông Kỳ, chúng tôi ra quán ông Sao trước trụ sở công an huyện. Tại đây bà A Rất Thị Cúc, vợ ông Sao, nói: “Anh muốn bao nhiêu con? Chờ chút! Chồn mới làm chiều qua”. Nói xong bà dẫn chúng tôi đến cái tủ lạnh ở nhà dưới, bên trong chứa đầy chồn bay bỏ ngăn cấp đông. Chồn lớn có, nhỏ có, con bằng bắp chân nặng hơn 1kg, con nhỏ bằng bắp tay, đã qua lửa vàng da ngổn ngang trong tủ lạnh.
Bà Cúc cho rằng những con chồn này chỉ cần rã đông thì thịt sẽ tươi trở lại. Theo bà Cúc, bà mua chồn bay của người dân với giá 350.000 đồng/con, giờ bán 450.000 đồng/con, muốn mua thì gọi điện trước.
Ông Phan Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, cho biết ông rất bất bình khi nghe thông tin trên và ngay lập tức chỉ đạo cơ quan kiểm lâm địa bàn vào cuộc.
Ông Tuấn cũng khẳng định kiểm lâm tỉnh vừa tổ chức hội nghị cho các huyện trong toàn tỉnh, trong đó có Tây Giang, về việc bảo vệ động vật hoang dã, hội nghị vừa xong thì lại xảy ra sự việc không hay này.
“Chồn bay thuộc nhóm 1, nhóm nguy cấp quý hiếm, cấm khai thác dưới mọi hình thức, trừ việc khai thác để nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ về các nhân vật liên quan trong vụ việc này” - ông Tuấn nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
- Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.