Cộng đồng
Cầm bảng “Tôi từng ăn cắp sách” để phản đối làm nhục nữ sinh
(19:00:20 PM 15/04/2014)
Nam thanh niên với tấm bảng tự nhận mình từng ăn cắp. Ảnh: Facebook nhân vật
Được biết, nam thanh niên là Tử Dạ, 26 tuổi, hiện là biên kịch phim truyền hình. Tấm biển thanh niên này cầm có nội dung như sau: “Hơn 10 năm trước tôi từng ăn cắp sách tại đây và bị bắt. Nhưng không ai trói tôi và đeo tấm biển “Tôi là người ăn cắp”. Họ răn đe và khuyên nhủ tôi như dạy dỗ con trai mình. Hãy vị tha và đối xử nhân văn với những lỗi lầm của trẻ nhỏ!”. Việc làm của Tử Dạ thu hút được sự chú ý của nhiều người đi đường cũng như sự ủng hộ của cộng đồng mạng sau khi anh chia sẻ trên Facebook.
Trong dòng chia sẻ trên mạng xã hội, nam thanh niên cho biết nguyên nhân anh viết những dòng chia sẻ là do phẫn nộ trước bức ảnh bé gái mặc quần áo học sinh, đeo khăn quàng đỏ bị trói tay, đeo bảng ăn cắp. Anh cho rằng “Việc công bố bức ảnh ra một cộng đồng không hề nhỏ, hoàn toàn mang tính sỉ nhục chứ không phải răn đe”. Và hành động cầm biển tự nhận mình là kẻ trộm sách của Tử Dạ cũng bắt nguồn từ việc anh “chừng tuổi đấy, cũng là học sinh, cũng khăn quàng đỏ, tôi cũng đã từng ăn cắp vài quyển sách, và bị bắt!”.
Tuy nhiên, khác bé gái, chàng trai Tử Dạ chỉ bị các chú bảo vệ tốt bụng nhà sách Nguyễn Huệ dọa sẽ giao cho công an và cười chọc quê khi anh “khóc nấc đến mức không thở được vì sợ”. Cuối cùng, chàng trai yêu văn chương ăn cắp sách vì nghèo đã được thả cùng nhiều lời răn đe và khuyên nhủ.
Thanh niên này cho rằng cách xử sự nhân văn đã giúp anh trưởng thành với quyết tâm chuộc lỗi, còn cô bé trong câu chuyện có thể sẽ lớn lên với sự nhục nhã và lòng thù hận.
Tác giả câu chuyện còn nói thêm rằng anh không cố tình gây sốc hay tạo sự chú ý, cũng không mong nó tác động cộng đồng. “Tôi chỉ muốn cảm ơn những người hơn 10 năm trước đây đã hành xử hết sức rộng lượng và nhân văn đối với một tên trộm”, anh viết.
Bài viết của chàng trai từng bị bắt vì ăn cắp sách:
Tôi đã từng ăn cắp!
Tôi từng thấy tại tiệm vàng gần nhà một bức ảnh lớn chụp một cậu bé chừng 10 tuổi cầm tấm bảng có dòng chữ: “Ăn cắp vàng ngày… tháng… năm…”. Tuy có chút cảm động vì cậu bé ấy còn quá nhỏ, nhưng tôi lập tức ủng hộ chủ tiệm vàng vì bức ảnh dán ở sau quầy hàng, nơi chỉ có khách hàng và những kẻ mang ý định trộm cắp mới nhìn thấy. Chừng ấy đủ để bọn xấu chùn tay mà không làm xã hội rộng lớn bên ngoài soi mói.
Chắc các bạn đã xem qua bài báo về bé gái bị cột chặt vào lan can, bị đeo tấm biển “tôi là ăn trộm” khi “cầm nhầm” vài quyển sách tại một siêu thị nhỏ. Ngay từ cách viết “tôi là ăn trộm” đã khác với mục đích của người chủ tiệm vàng kể trên, chưa kể đến việc công bố ảnh ra một cộng đồng không hề nhỏ hoàn toàn mang tính sỉ nhục chứ không phải răn đe. Và các bạn có thấy không? Trong ảnh, cô bé ấy mặc quần áo học sinh và đeo khăn quàng đỏ…
Tôi đọc tin thời sự hàng ngày và có quá nhiều điều nhức nhối đến nỗi tôi không còn đủ bức xúc để lưu tâm đặc biệt đến vấn đề nào. Nhưng tôi lại quan tâm đến cô bé ấy. Vì năm tôi chừng tuổi đấy, cũng là học sinh, cũng khăn quàng đỏ, tôi cũng đã từng ăn cắp vài quyển sách, và bị bắt!
Đầu những năm 2000, nhà sách Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) thời bấy giờ là thiên đường của học sinh ngoại thành chúng tôi. Chỉ cần mất 2.000 đồng xe buýt hoặc tiết kiệm hơn là đạp xe gần 10 cây số, thêm 500 đồng phí qua phà rồi đi bộ 10 phút là đến một nơi đầy ắp sách truyện cùng những dụng cụ học tập đầy màu sắc.
Xin kể thêm rằng lúc ấy tôi 13 tuổi, học rất giỏi và được giáo dục kĩ lưỡng trong một gia đình nề nếp. Nhưng tôi nghèo, mẹ tôi vừa li hôn, một mình nuôi hai con nhỏ và phải gánh nợ sau khi thua lỗ trong việc kinh doanh tại nhà. Lúc ấy mọi thứ còn rẻ, với tôi 2.000 đồng mẹ cho để gửi xe và uống nước mỗi ngày là quá đủ, nhưng sách thì lại rất đắt.
Bạn bè tôi nhiều đứa kể rằng đã ăn cắp trót lọt ở nhà sách Nguyễn Huệ rồi khoe đầy những sách truyện và bút màu khiến tôi thích mê. Một buổi chiều nọ, với 7.000 đồng cầm theo để đi lại, tôi đến đó và thó một vài thứ vào chiếc cặp học trò. Hết sức hồn nhiên, tôi đã ăn cắp hai quyển “Truyện xứ Langbiang” của Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn mà tôi yêu thích, cộng với một hộp sao dạ quang, loại dán trên trần nhà để phát sáng rất đẹp mắt. Tổng giá trị của chúng đến hơn 30.000 đồng, bằng một tháng tiền học thêm của tôi vào lúc ấy. Vốn là một đứa trẻ ở ngoại ô nghèo, tôi không hề biết sự tồn tại của camera an ninh. Tất nhiên, tôi bị tóm cổ ngay lối ra vào.
Khác bé gái trong câu chuyện mới đây của chúng ta. Tôi không khăn quàng đỏ cũng chẳng đồng phục học sinh. Tôi mặc loại áo phông màu mè và quần jean rách bươm của tuổi nổi loạn. Bằng bản năng của kẻ bị bắt tội, tôi cãi chày cãi cối và khăng khăng rằng mình đi cùng người thân, đang… tìm để trả tiền. Tôi không đáng yêu như cô bé nọ và cũng không cố tỏ ra đáng yêu. Bây giờ nghĩ lại tôi rất cảm ơn các chú bảo vệ tốt bụng đã không cột tôi lại và đeo lên tấm biển “tôi là người ăn cắp”. Họ chỉ dọa sẽ giao cho công an và còn cười chọc quê khi tôi khóc nấc đến mức không thở được vì sợ. Sau 30 phút khóc hết nước mắt nước mũi, tôi được thả cùng nhiều lời răn đe và khuyên nhủ. Từ đó, không bao giờ tôi nghĩ lần nữa đến việc lấy một thứ gì đó không phải của mình.
Đó là chuyện của những năm 2000, còn bây giờ, khi xã hội hiện đại hơn, con người ta lại có phần dã man hơn.
Mãi về sau này tôi vẫn chưa đọc “Truyện xứ Langbiang” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và không dán một ngôi sao dạ quang nào lên trần nhà. Những thứ đó khiến tôi buồn. Tôi trưởng thành, viết văn và sống bằng nghề viết. Tất nhiên chỉ một kẻ yêu văn mới dám ăn cắp để bị bắt vì vài quyển sách. Trùng hợp thay, khi là thành viên bút nhóm Vòm Me Xanh – Báo Mực Tím, đã có lần tôi dẫn chương trình cho buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tiếc là không có cơ hội để kể cho chú ấy nghe câu chuyện này dù rất muốn. Tôi cũng có tên trong vài quyển sách in chung, và tôi chắc rằng mình sẽ tặng nếu cô cậu học trò nào thích mà lại không có đủ tiền để mua.
Tôi đã lớn lên cùng sự ăn năn cùng quyết tâm chuộc lỗi. Tiếc rằng cô bé trong câu chuyện của chúng ta, có thể sẽ lớn lên với sự nhục nhã và lòng thù hận.
Tái bút: Với tấm ảnh, tôi không cố tình gây sốc hay tạo sự chú ý. Cũng không đủ vĩ đại để mong nó tác động đến cộng đồng. Tôi chỉ muốn cảm ơn những người hơn 10 năm trước đây đã hành xử hết sức rộng lượng và nhân văn đối với một tên trộm....
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.