Môi trường » Chất thải
“Xóm thối” dưới gầm cầu Thăng Long
(20:22:32 PM 20/12/2011) Một xóm nằm trên địa phận làng Cổ Điển (xã Hải Bối, huyện Đông Anh – Hà Nội), có hơn 300 nóc nhà với hàng nghìn nhân khẩu. Nơi đây có hàng chục đống rác to chất ngất nằm lưu cữu, bốc mùi hôi thối mà không ai thu dọn. Đáng sợ hơn, nơi đây có thể sẽ là một ổ bệnh dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để vào được xóm có nhiều lối, nhưng chỉ có 3 đường chính mà ôtô, xe máy có thể đi được. Chúng tôi luồn qua khu chợ để vào làng, đó là con đường lớn nhất, nhưng cũng nhiều rác nhất, dù dọc hai bên đường có đến hàng chục biển đề “cấm đổ rác”. Càng tiến sâu vào làng, hai bên đường, rác vùi lấp bãi cỏ, phủ kín gốc cây. Thậm chí, hai chân cầu B5, B6 Thăng Long to lừng lững cũng bị rác thải vây kín.
Đầu xóm có những đứa trẻ với khuôn mặt lấm lem, quần áo bụi bặm. Một người phụ nữ nói, chúng sống ở trong ổ bệnh thế này không còi thì mới lạ. Chị nói có vẻ hơi đay nghiến, rồi thở dài: “Khổ lắm em ạ. Vào mùa hè, nhất là cữ tháng tư, tháng năm nóng hầm hập phả lên, hơi thối ngùn ngụt táp thẳng vào mặt. Thỉnh thoảng, gió từ sông thổi vào cuốn theo hơi thối mang đến cả các làng lân cận. Đến bữa ăn, các gia đình chỉ còn biết kín cửa mới nuốt nổi”.
Tôi phải rón rén bước qua những bãi rác ở đầu xóm, nhìn những đống rác bầy nhầy, nhơm nhớp đã ngả màu trong quá trình phân hủy mà rùng mình. Những dãy nhà nơi đây được xếp na ná theo kiểu hình bàn cờ, chằng chịt nhau. Mỗi dãy nhà thường có 6 phòng. Mỗi phòng là một hộ gia đình, ít thì ba đến bốn người, nhiều thì năm đến sáu người. Ngoài ra cũng có một số dãy có 9 phòng. Những dãy nhà này thường úp mặt vào nhau, nhà nọ có thể nhìn thấu nhà kia. Thế nhưng, những đống rác nằm ngổn ngang trước mặt như không hề có ai trông thấy. Có những dãy nhà bị bỏ hoang nhiều năm, cũng vẫn bị rác thải trải khắp.
Tôi vòng vào khu có ba dãy nhà liền kề nhau, mỗi dãy là 6 phòng, đều hướng ra phía cái đầm dưới gầm cầu và trước mặt đều là rác thải nổi lều bều, nổi phập phồng trên nước, từ túi nylon cho đến thanh sắt, chân bàn, chân ghế, cơm thừa, hộp xốp... Rác nhiều quá đã làm tắc cả nguồn nước nơi đây, trông như một lớp mỡ bùng nhùng kết dính. Tôi giơ máy ảnh chụp vài kiểu để lấy tư liệu, không ngờ có một túi nylon rơi ngay trước mặt, nước bắn tung toé. Túi bung rách ra chỉ thấy: Lông, ruột, phân, phổi gia súc không biết ai đã ném.
Với số lượng đông đảo: Hơn 300 căn hộ, hàng nghìn người sinh hoạt, cứ đà này, nếu chính quyền cơ sở không ra tay, chắc chắn rác ngập tràn các ngõ ngách nơi đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…