»

Thứ hai, 04/11/2024, 17:57:10 PM (GMT+7)

Vụ vỡ ao chứa chất thải ở Điện Biên: Nếu doanh nghiệp không khắc phục sẽ đề xuất rút giấy phép đầu tư

(21:39:06 PM 22/01/2018)
(Tin Môi Trường) - Rạng sáng 15/1, ao chứa chất thải của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn, Công ty Cổ phần tinh bột Hồng Diệp - Điện Biên (xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị vỡ. Khoảng 1.750 m3 chất thải chưa qua xử lý trực tiếp đổ ra suối Nậm Núa. Hàng chục km của con suối đổi màu đục ngầu, bốc mùi hôi thối do cá bị chết hàng loạt.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền các cấp và ngành chức năng liên quan đã điều tra nguyên nhân, khắc phục sự cố, sớm ổn định đời sống người dân. 

 

Vụ[-]vỡ[-]ao[-]chứa[-]chất[-]thải[-]ở[-]Điện[-]Biên:[-]Nếu[-]doanh[-]nghiệp[-]không[-]khắc[-]phục[-]sẽ[-]đề[-]xuất[-]rút[-]giấy[-]phép[-]đầu[-]tư[-]
Nếu doanh nghiệp không khắc phục sẽ đề xuất rút giấy phép đầu tư 
 
Hiện trường của vụ việc, khoảng 6 mét chiều dài bờ bao của ao chứa tạm chất thải (chiều rộng 16m, dài 45,5m và cao 2,4m) tiếp giáp với suối Nậm Núa bị vỡ, khiến cho toàn bộ nước, bã chất thải tràn ra suối. Trong ngày 15/1, người dân bản địa và các xã phụ cận đã vớt được khoảng 4 tạ cá, rắn, lươn các loại. Người nuôi cá lồng trên dòng Nậm Núa ở hạ lưu phải di chuyển lồng bè nuôi về tận lòng hồ thủy điện Nậm Núa do lo lắng nguồn độc hại sẽ xuôi về hạ lưu. 
 
Theo ông Phan Hiền, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, có thể khẳng định là cá, các loại thủy sinh chết vào sáng 15/1 trên suối Nậm Núa là do chất thải của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn thải ra. Từ đầu tháng 11/2017, Nhà máy đã sản xuất nên mức độ ô nhiễm rất lớn. Trước ngày 15/1, qua các lần kiểm tra của các đoàn chuyên môn, nhiều chỉ tiêu đã vượt ngưỡng cho phép từ 2 đến 5 lần. 
 
Theo báo cáo số 33 ngày 17/1/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường, đêm 14/1, sau khi sản xuất được hơn 40 tấn sắn tươi, đến hơn 3 giờ ngày 15/1, sự cố vỡ ao chứa tạm chất thải đã xảy ra, cách nhà máy khoảng 50m. Sau khi sự cố xảy ra, Công ty đã cho ngừng sản xuất. 
 
Trước đó, vào ngày 11/1, Đoàn kiểm tra của Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Điện Biên, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Điện Biên, đại diện UBND xã Hẹ Muông đã yêu cầu Công ty dừng hoạt động sản xuất, xả thải trực tiếp ra môi trường, thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng và môi trường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần tinh bột Hồng Diệp - Điện Biên vẫn cố tình sản xuất, dẫn đến sự cố vỡ ao chứa chất thải. Kết quả phân tích nhanh mẫu nước thải của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn, Công ty Cổ phần tinh bột Hồng Diệp - Điện Biên trong ngày 11/1 cho thấy, giá trị hàm lượng một số chỉ tiêu vượt giới hạn Quy chuẩn Việt Nam cho phép, trong đó chất rắn lơ lửng vượt từ 6,47 đến 21,7 lần; nhu cầu ô xi hóa học vượt từ hơn 10 đến gần 11 lần; xyanua vượt từ gần 2,2 đến gần 2,7 lần; cadimin vượt 27,4 lần.   
 
Ông Phan Hiền, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên cho biết: Trước mắt, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với các ngành yêu cầu Nhà máy ngừng sản xuất; đồng thời phải xử lý bã sắn đang lưu trữ ở các ao, sân sau Nhà máy để khắc phục môi trường khu vực Nhà máy và lân cận. Sở đã kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên giao cho một cơ quan chủ trì tham mưu cùng với các ngành kiểm tra, làm việc cụ thể với Nhà máy để làm rõ sai phạm trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường. Nếu Nhà máy không cam kết, khắc phục, thực hiện theo các yêu cầu về quản lý đầu tư, quản lý về bảo vệ môi trường, Sở sẽ đề xuất với UBND tỉnh rút giấy phép đầu tư. 
 
Ngày 15/3/2017, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 189/QĐ- UBND về chủ trương đầu tư đối với Nhà máy Chế biến tinh bột sắn tại xã Hẹ Muông với công suất 80 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày; diện tích sử dụng 20.000 m2; tổng vốn thực hiện dự án 70 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án 50 năm. Mục tiêu của dự án xây dựng nhà máy là thu mua sản phẩm sắn củ, sắn lắt khô để chế biến thành tinh bột sắn; hình thành mô hình sản xuất chuỗi liên kết khép kín giữa người dân và doanh nghiệp; nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 
 
Đến thời điểm trước khi xảy sự cố vỡ bể chứa chất thải, các thủ tục về xây dựng, đất đai, đánh giá tác động môi trường của nhà máy chưa được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Các hạng mục về xử lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. 
 
Trong năm 2017 và đầu năm 2018, đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng đã nhiều lần kiểm tra thực tế, xác định sai phạm, yêu cầu chủ đầu tư dự án dừng ngay các hoạt động triển khai xây dựng Nhà máy và thực hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của UBND tỉnh Quyết định số 189 ngày 15/3/2017. Tuy nhiên, bất chấp những yêu cầu cơ cơ quan chức năng, Nhà máy vẫn hoạt động và để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường vào đêm 15/1. 
 
Ông Đỗ Hải Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: Huyện luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến địa bàn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục quy định của pháp luật. Huyện đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh để hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh, đề xuất kiến nghị tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần tinh bột Hồng Diệp – Điện Biên dừng mọi hoạt động xây dựng và sản xuất để hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Huyện sẽ tổ chức kiểm tra trước khi hoàn thiện các thủ tục đó mới cho Nhà máy chính thức đi vào hoạt động. 
 
Cũng theo ông Đỗ Hải Bình, huyện đã chỉ đạo các xã cử cán bộ chuyên môn phối hợp cùng với phòng chuyên môn của huyện kiểm tra, rà soát, đánh giá tác động sự cố dọc lưu vực suối Nậm Núa và có văn bản thông báo để người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. 
 
Sau sự cố vỡ ao chứa chất thải, Công ty Cổ phần tinh bột Hồng Diệp - Điện Biên đã cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến vận hành máy móc trước khi đi vào hoạt động chính thức; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường theo các quy định Việt Nam. Sau sự cố, Công ty đã ngừng hoạt động sản xuất, thu mua sắn tại Nhà máy; khẩn trương hoàn thiện bể Tec Biogas và cam kết sẽ bơm toàn bộ số nước bã thải đã chứa trong hai ao tạm thời vào bể xử lý theo đúng quy trình xử lý nước thải. Dựa trên các kết quả công bố mức độ ô nhiễm của cơ quan chức năng, Công ty sẽ có phương án đền bù khắc phục ảnh hưởng cho người dân và môi trường trong khu vực. 
 
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Đỗ Dũng cho biết: Doanh nghiệp cam kết sẽ xử lý môi trường thật tốt.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ vỡ ao chứa chất thải ở Điện Biên: Nếu doanh nghiệp không khắc phục sẽ đề xuất rút giấy phép đầu tư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI