»

Chủ nhật, 23/02/2025, 16:55:45 PM (GMT+7)

Vụ tràn bùn thải Titan ở Bình Thuận:Chôn titan xuống đất làm gì?

(09:12:03 AM 21/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 20-11, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sự cố tràn bùn thải titan xảy ra ngày 18-11 tại Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam).


Hồ chứa bùn thải titan bị vỡ ngày 18-11 đã được đắp đất vá lại, cạn gần hết nước - Ảnh: Nguyễn Nam

 

Khi đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Thuận và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an) vào bên trong công ty thì bất ngờ phát hiện một lượng lớn titan bị chôn vùi xuống đất. Một thành viên khác của đoàn kiểm tra ước tính số lượng titan được chôn xuống đất khoảng 100-200 tấn. Vị này cũng đặt ra vấn đề đây là lượng titan có dấu hiệu mới được khai thác và được chôn lấp xuống đất chỉ vài ngày. Như vậy cần xác định rõ có hay không việc công ty trên đã lén lút khai thác titan trong thời gian bị UBND tỉnh Bình Thuận cấm và hết hạn khai thác (tháng 5-2013).

 

Trong khi đó, đại diện công ty (phụ trách việc điều hành mỏ, khai thác) cho biết lý do chôn titan xuống đất như vậy là để khỏi bị “thổi bay”(?!).

 

Ông Nguyễn Hữu Quý - chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Bình Thuận - cho rằng việc bảo quản titan như vậy là “lạ đời”. “Titan sau khi được khai thác xong phải được tập kết vào chỗ để và phải phủ bạt lên. Nếu chôn titan ẩm ướt như vậy thì nó sẽ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Những người làm titan chuyên nghiệp không ai làm như vậy” - ông Quý nói.

 

Phía Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận thống kê thiệt hại ban đầu qua sự cố tràn bùn thải titan trên là khoảng 5 tỉ đồng. Nhiều máy móc, thiết bị chuyên dùng để khai thác titan đã bị hư hỏng không dùng được. Do đống ngổn ngang bên trong công ty vẫn chưa xử lý xong nên bùn đỏ dọc con đường ĐT 719 nối xã Tiến Thành (TP Phan Thiết) với xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam) vẫn còn tràn ngập.

Nguyễn Nam-báo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ tràn bùn thải Titan ở Bình Thuận:Chôn titan xuống đất làm gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI