»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:42:40 AM (GMT+7)

Vô khu xử lý rác Đa Phước, sợ cả mùi hôi lẫn hóa chất khử mùi Tin ảnhTin video

(20:53:33 PM 10/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Ông Huỳnh Văn Sơn - người dân ở ấp 3, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM - đã phát biểu như vậy sau khi khảo sát tại khu xử lý rác Đa Phước sáng 7-8.

Vô[-]khu[-]xử[-]lý[-]rác[-]Đa[-]Phước,[-]sợ[-]cả[-]mùi[-]hôi[-]lẫn[-]hóa[-]chất[-]khử[-]mùi

Khu chôn lấp rác trực tiếp tại khu xử lý rác Đa Phước - Ảnh: THẢO LÊ

 
Sáng 7-8, Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM phối hợp UBMTTQ TP và các quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh tổ chức cho người dân vào giám sát quá trình xử lý môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
 
Mùi hôi nơi giảm, nơi tăng
 
Người dân lần lượt đi khảo sát tại 3 đơn vị đang hoạt động tại đây là Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS - xử lý rác), Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh (xử lý bùn cống) và Công ty cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình (xử lý bùn hầm cầu).
 
Tại khu xử lý rác, người dân các quận huyện nêu trên được VWS - chủ đầu tư khu xử lý rác Đa Phước, chở tham quan khu vực chôn lấp, khu xử lý nước thải và nhà máy thu khí ga phát điện.
 
Thực tế cho thấy khu chôn lấp hiện cao khoảng 14m, gần như các ô chôn lấp được phủ kín, chỉ còn khu đang trực tiếp chôn lấp. Quá trình đi từ chân bãi rác lên đến đỉnh bãi rác vẫn nghe mùi rác nhưng nồng độ không đậm đặc. Đứng trên đỉnh bãi rác dễ dàng nhận thấy nhiều tòa nhà cao tầng phía khu vực Phú Mỹ Hưng, Q.7.
 
Chia sẻ sau buổi giám sát, ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 3, xã Đa Phước cho biết: "Người dân chúng tôi hay nói vui là ở đây là vô phước vì là nơi tập kết rác rưởi của cả TP. Nhiều hộ dân ở ấp 3 cách không xa khu xử lý rác này không chỉ sợ vấn đề mùi hôi mà sợ cả những hóa chất khử mùi hôi. Nếu hít cả mùi hôi, hít cả hóa chất này thì ảnh hưởng đến sức khỏe", ông Sơn chia sẻ.
 
Ông cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần công bố các thông tin, thông số về quan trắc môi trường ở khu vực Đa Phước mức độ ô nhiễm hiện nay như thế nào.
 
Vô[-]khu[-]xử[-]lý[-]rác[-]Đa[-]Phước,[-]sợ[-]cả[-]mùi[-]hôi[-]lẫn[-]hóa[-]chất[-]khử[-]mùi
Xe chở hóa chất khử mùi tại khu xử lý rác Đa Phước - Ảnh: THẢO LÊ
 
Người dân nói có thời điểm mùi hôi giống mùi phân hầm cầu. Một số người dân ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè thì cho rằng cảm nhận mùi hôi có giảm so với trước đây nhưng ngược lại người dân tại khu vực quận 7 phản ánh mùi hôi không giảm, càng lên cao mùi hôi càng nặng.
 
Theo bà Tô Hồng Trang - người dân quận 7 tham gia khảo sát, việc tổ chức cho người dân tham quan một thời điểm trong ngày, khi trời mưa... không phản ánh hết vấn đề mùi hôi đang diễn ra tại khu vực quận 7. Bà Trang và nhiều người dân phản ứng việc đại diện người hướng dẫn đi tham quan không cho cư dân được chụp ảnh, quay hình trong khu xử lý rác.
 
Không chỉ mùi hôi của rác, bà Nguyễn Hồng Thu - cư dân quận 7, cho biết thi thoảng vẫn ngửi được mùi phân. Sau khi tham quan một số công đoạn xử lý bùn thải tại Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh, bà Thu khẳng định chính mùi hôi này.
 
Nhiều người dân ở xã Đa Phước cho biết cũng ngửi được mùi hôi này thường xuyên.
 
Vô[-]khu[-]xử[-]lý[-]rác[-]Đa[-]Phước,[-]sợ[-]cả[-]mùi[-]hôi[-]lẫn[-]hóa[-]chất[-]khử[-]mùi
Người dân phải bịt mũi khi tham quan một số công đoạn xử lý bùn tại Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh - Ảnh: THẢO LÊ
 
Thay đổi công nghệ, giảm chôn lấp, xử lý mùi hôi
 
Ông Hoàng Dũng - một cư dân quận 7, cho rằng công nghệ chôn lấp không còn phù hợp với thực tế hiện nay, bằng chứng là người dân ở các chung cư quận 7 cảm nhận được, càng ở trên cao càng nặng mùi.
 
Ông Trần Thanh Tâm - cư dân tại chung cư EaTown, nói mùi hôi đến rất bất chợt, có khi sáng sớm, lúc thì chiều, cũng có lúc đêm.
 
Người dân đề nghị cần lập đường dây nóng từ cấp xã, phường để khi người dân nhận thấy có mùi hôi thì báo động để các cơ quan ghi nhận.
 
Nhiều ý kiến cũng cho rằng cơ quan chức năng kết hợp với VWS cần có giải pháp kiểm soát mùi hôi tốt hơn nữa. Trong đó nhiều ý kiến lưu ý TP phải sớm trồng dải cây xanh cách ly nhằm "cản bớt mù hôi" phát tán và giải tỏa người dân ra khỏi khu vực bị ô nhiễm mùi.
 
Vô[-]khu[-]xử[-]lý[-]rác[-]Đa[-]Phước,[-]sợ[-]cả[-]mùi[-]hôi[-]lẫn[-]hóa[-]chất[-]khử[-]mùi
Công nhân Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh phun xịt hóa chất khử mùi nhưng nhiều người tham quan vẫn cảm nhận mùi hôi nồng nặc - Ảnh: THẢO LÊ
 
Đặc biệt rất nhiều ý kiến đề nghị VWS phải cần nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình đốt rác phát điện, giảm tỉ lệ chôn lấp rác bởi công nghệ này hiện nay không còn phù hợp với thực tế.
 
Về vấn đề này, ông Lê Trung Tuấn Anh - trưởng phòng quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên môi trường TP, cho biết hiện nay chủ trương TP yêu cầu tất cả các đơn vị đang xử lý rác chuyển đổi sang mô hình đốt rác phát điện chứ không riêng ở Đa Phước.
 
Hiện TP dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai công nghệ đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn/ngày. Qua đó, ông Tuấn Anh cũng đề nghị VWS sớm hoàn thiện đề án chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện.
 
Phía đại diện VWS cho biết đã trình đề án cho cơ quan chức năng nhưng hiện tại chưa được phê duyệt. Về dãy cây xanh cách ly, ông Tuấn Anh cho biết hiện TP đang làm.
 
Ông Tuấn Anh cũng đồng tình ý kiến cư dân về đề nghị VWS công bố thành phần, tính chất chất khử mùi cho người dân được biết, đồng thời xem xét công bố các thông số quan trắc về môi trường cho người dân biết.
 
Về mùi hôi phát sinh của Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh, ông Tuấn Anh đề nghị đơn vị này cần có những biện pháp kiểm soát mùi hôi tốt hơn nữa.
 
Ông Tuấn Anh khẳng định tất cả ý kiến góp ý của người dân sẽ được tổng hợp kiến nghị UBND TP, trong đó lưu ý những giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan đến vấn đề xử lý rác của TP.
Xem video về:Vô khu xử lý rác Đa Phước, sợ cả mùi hôi lẫn hóa chất khử mùi
(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vô khu xử lý rác Đa Phước, sợ cả mùi hôi lẫn hóa chất khử mùi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI