»

Thứ bảy, 22/02/2025, 22:47:25 PM (GMT+7)

TP.HCM phải giảm chôn lấp rác

(20:21:00 PM 26/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Dự báo rác sinh hoạt sẽ tăng 5%/năm. Với thực tế đáng lo ngại này, bà Mỹ cho rằng TP cần giải quyết bài toán giảm khối lượng rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý rác.

TP.HCM[-]phải[-]giảm[-]chôn[-]lấp[-]rác
Sau khi rác được các xe chuyển từ trạm trung chuyển đến khu vực hố chôn lấp sẽ được các xe ủi, ủi rác xuống hố và phun hóa chất xử lý mùi - Ảnh: Quang Khải


Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM - tại hội nghị về chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Q.1 năm 2015 - chương trình hợp tác giữa TP.HCM (Việt Nam) và 
TP Osaka (Nhật Bản) hôm 25-3.

Theo bà Mỹ, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (gọi tắt là rác sinh hoạt) năm 2015 tại TP.HCM ước tính 7.500 tấn/ngày, trong đó lượng rác đem chôn lấp chiếm khoảng 75%.

Dự báo rác sinh hoạt sẽ tăng 5%/năm. Với thực tế đáng lo ngại này, bà Mỹ cho rằng TP cần giải quyết bài toán giảm khối lượng rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý rác.

Một trong những giải pháp mà TP đang nỗ lực thực hiện là phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, như Sở Tài nguyên và môi trường TP nhìn nhận, việc tìm lời giải khả thi cho bài toán này đã trải qua nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn và chưa thể triển khai rộng như mong muốn.

Thông tin tại hội nghị, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa TP.HCM và TP Osaka về phát triển TP phát thải carbon thấp, phía Nhật Bản đang tích cực hoàn thiện các tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ cho mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn, được triển khai ở P.Bến Nghé (Q.1).

Đồng thời, TP Osaka và TP.HCM đang xúc tiến dự án mô hình thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt tái sinh năng lượng bằng phương pháp lên men 
khí metan, công suất 200kg/ngày...

(Theo TTO)
Từ khóa liên quan: TP.HCM, phải giảm , chôn lấp, rác
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP.HCM phải giảm chôn lấp rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI