»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:17:13 AM (GMT+7)

TP.HCM: Cơ sở thuộc da trâu, da bò chôn ống để xả lén nước thải

(21:53:57 PM 12/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Để qua mặt cơ quan chức năng, chủ cơ sở thuộc da trâu, da bò thuê người chôn đường ống nối từ hầm chứa nước thải đi qua ruộng rau muống của người dân để thải thẳng ra kênh An Hạ, đoạn qua địa bàn xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP HCM

 

“Từ ngày có cơ sở thuộc da này, đoạn kênh An Hạ dài hàng trăm mét liên tục bị nhuộm đen và bốc mùi hôi thối không chịu nổi. Cứ 1-2 ngày, họ lại xả thải, có khi ngày nào cũng xả khiến người dân phải tìm cách sơ tán” - ông Hoàng Văn Tưởng, sinh sống trong khu vực này, bức xúc.

 

Một lần xả thải, đen cả đoạn kênh

 

Ngoài ông Tưởng, hàng chục hộ dân sống dọc đường Đặng Công Bỉnh - nơi có kênh An Hạ đi qua và các hộ sống sát cơ sở thuộc da - cho biết đã nói hoài mà chủ cơ sở vẫn... im re. Theo ông Trần Văn Ri, đại biểu HĐND xã Tân Thới Nhì, người dân bức xúc là đúng bởi nước thải thuộc da trâu, bò không chỉ làm ô nhiễm kênh mà còn ảnh hưởng sức khỏe người dân, ảnh hưởng nguồn nước ngầm. Chưa kể, cả một đoạn ống dài từ hầm chứa nước thải của cơ sở này nằm sát và đi qua ruộng rau muống rộng gần 2.000 m2 liệu có an toàn cho người sử dụng?

 

Đoạn ống nhựa dùng để nối từ hầm nước thải của cơ sở thuộc da đi qua ruộng rau muống đổ thẳng ra kênh An Hạ
 
 
Dẫn chúng tôi đi sâu vào ruộng rau muống nằm cách kênh An Hạ hơn 300 m, chỉ tay vào đám rau muống đang mọc xanh tốt, nhiều người dân cho biết trước đây, chủ cơ sở còn đấu nối một ống nhựa từ hầm chứa nước thải ra kênh 1, bị người dân phản ứng nên đã tháo bỏ, giờ chỉ xả thải qua ống còn lại.
 
 
Bất chấp sình lầy, ông N. (người thuê đất trồng rau muống ở đây) lội xuống ruộng, vạch bùn đất cho chúng tôi xem đoạn ống nhựa nằm phía dưới và nói: “Mấy ngày trước thấy có người xuống chụp hình, quay phim nên bà chủ cơ sở nhờ người lấp lại!”. Lần theo đoạn ống này, chúng tôi tìm đến miệng ống được nối với hầm chứa nước thải của cơ sở thuộc da cách đó gần 300 m, bên trong hầm cỏ mọc dày đặc, bốc mùi nồng nặc. Theo ông N., cách đây 2 năm, chính ông được bà chủ khu đất thuê đặt đường ống khi cơ sở thuộc da này đi vào hoạt động.
 

Không có giấy phép vẫn hoạt động gần 2 năm

 

Sau khi nhận thông tin từ phóng viên, Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Hóc Môn đã cử cán bộ phối hợp với UBND xã Tân Thới Nhì tiến hành kiểm tra cơ sở thuộc da trên, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở ngưng hoạt động. Ông Hồ Minh Dương, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Cơ sở do ông Nguyễn Văn Có làm chủ, thuê khu đất của bà Kim Thị Thành Tươi hoạt động từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 8-2013 thì bị UBND xã đình chỉ hoạt động. Tại thời điểm kiểm tra ngày 10-9, chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo ông Dương, dù có giấy phép thì cơ sở này cũng không được hoạt động vì nằm trong khu dân cư.

 

Vì sao một cơ sở không có giấy phép lại tồn tại gần 2 năm trong khu dân cư, đầu độc kênh An Hạ trong khoảng thời gian dài? Theo ông Dương, trước đó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã kiểm tra và có biên bản xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời giao UBND xã giám sát, nếu chủ cơ sở vi phạm về xả thải thì báo ngay cho phòng nhưng mỗi lần xuống kiểm tra thì cơ sở này ngưng hoạt động nên không thể xử phạt hay đình chỉ (?!).

 

Ông Hồ Minh Dương khẳng định: “Chúng tôi đã có văn bản giao UBND xã và tổ nhân dân, đồng thời đề nghị Đội Cảnh sát môi trường Công an huyện Hóc Môn phối hợp giám sát, tránh trường hợp chủ cơ sở lén lút hoạt động vào ban đêm. Chủ cơ sở cũng đã cam kết sẽ bán máy móc và ngưng hoạt động”.

Đã dẹp cơ sở sản xuất phân bón, cồn...

Đi sâu vào khu nhà xưởng rộng hàng ngàn mét vuông của bà Kim Thị Thành Tươi, ngoài dãy nhà trọ cho công nhân thuê còn rất nhiều nhà xưởng bỏ trống, nhiều cái đã tháo dỡ mái. Trước đây, bà Tươi cho một số người thuê để sản xuất cồn, phân bón... cũng gây ô nhiễm tương tự khiến người dân bức xúc. Những cơ sở này sau đó bị UBND huyện Hóc Môn đình chỉ hoạt động và di dời đi nơi khác hơn 6 tháng nay.

(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP.HCM: Cơ sở thuộc da trâu, da bò chôn ống để xả lén nước thải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI