»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:27:29 AM (GMT+7)

Thái Bình: Loay hoay bài toán xử lý rác thải nông thôn

(08:47:43 AM 19/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Trung bình mỗi ngày có khoảng 758 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình. Để bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn, tỉnh đã áp dụng một số giải pháp như chôn lấp, ủ phân vi sinh và mới đây nhất là công nghệ lò đốt rác. Tuy nhiên đến nay, những giải pháp trên đang dần bộc lộ những hạn chế.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 758 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình.-Ảnh: TL



* Báo động rác thải nông thôn

Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình), bình quân mỗi xã lượng rác thải khoảng từ 5 - 10 tấn mỗi ngày, trong đó 60% lượng rác này được thu gom bằng biện pháp thủ công (xe cải tiến, xe thồ, xe đẩy tay) và không được xử lý bằng công nghệ hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Lượng rác thải ngày càng nhiều song giải pháp lại chưa thể phát huy hiệu quả. Đến nay, ngoài Công ty một thành viên môi trường đô thị thực hiện thu gom rác trên địa bàn thành phố, mới chỉ có 14 xã có khu xử lý rác thải, 2 thị trấn (thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương; thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải) và xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy, đầu tư lò đốt rác thải. Các dự án nhà máy xử lý rác ở huyện Thái Thụy và huyện Quỳnh Phụ đều đang trong giai đoạn xây dựng. Vì vậy, những bãi rác tự phát đã “mọc” lên ở những khu vực đầm trũng hoặc ruộng hoang hóa, bạc màu, thậm chí có nơi bà con vứt rác ra đường, gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 380 bãi rác không đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó đứng đầu là huyện Đông Hưng với 99 bãi, Quỳnh Phụ 70 bãi, Thái Thụy 55 bãi, Hưng Hà 53 bãi, Kiến Xương 49 bãi, Vũ Thư 34 bãi và Tiền Hải 20 bãi. Nếu đi dọc quốc lộ 10, từ thành phố Thái Bình đến thị trấn Đông Hưng, đoạn đường dài khoảng 10 km thấy rất nhiều bãi rác tự phát, cứ dọn dẹp sạch sẽ được vài tuần lại “mọc” lên như cũ. Ngày nắng, ngày mưa, người đi đường vô cùng khó chịu bởi mùi hôi thối bốc ra.

Không chỉ rác sinh hoạt, mà các loại rác thải trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề cũng là vấn đề gây nhiều bức xúc tại Thái Bình. Trên 1.000 trang trại, 14.000 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mỗi ngày thải ra môi trường 477 tấn chất thải chăn nuôi. Sau mỗi vụ mùa, người dân thường có thói quen đốt rơm rạ, với khoảng 846.000 tấn rơm, rạ/năm, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thái Bình cũng là tỉnh có nhiều làng nghề. Đến năm 2014, toàn tỉnh có 241 làng nghề, với trên 250 doanh nghiệp sản xuất như cơ khí, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ….

Ông Hoàng Văn Ngoạn - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong làng nghề sử dụng công nghệ lạc hậu, chất thải xử lý không đúng quy định, thải trực tiếp ra môi trường. Rác thải tại khu vực nông thôn Thái Bình đã ở mức báo động.

* Giải pháp chưa hiệu quả

Để hoàn thành tiêu chí môi trường trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% số xã đã quy hoạch bãi rác thải tập trung cách xa khu dân cư, kinh phí cho 1 khu xử lý rác thải là khoảng 3,5 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 1 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng của các xã. Nhiều xã do không có nguồn vốn đối ứng nên quy hoạch bị “treo” hoặc chỉ thực hiện được những hạng mục công trình mà tỉnh hỗ trợ.

Để giải bài toán xử lý rác thải nông thôn, tháng 10/2013 tỉnh Thái Bình đã chọn thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) làm mô hình điểm về xử lý rác thải bằng lò đốt với tổng mức đầu tư của dự án là 4,2 tỷ đồng (trong đó tỉnh hỗ trợ 2 tỷ đồng, huyện hỗ trợ 300 triệu đồng và địa phương đối ứng 1,9 tỷ đồng). Tháng 2/2014, công trình được đưa vào hoạt động với diện tích 3.000m2, cách xa khu dân cư trên 1 km, hoạt động theo mô hình lò đốt kết hợp chôn lấp. Lò đốt trị giá 2,2 tỷ đồng, được sản xuất tại Thái Lan theo công nghệ Nhật Bản, vận hành theo phương pháp lò đốt tự nhiên (không dùng nhiên liệu), công suất xử lý 8 tấn/ngày tương ứng thời gian vận hành 8 giờ/ngày. Bên cạnh đó, Thanh Nê vẫn duy trì một bãi chôn lấp diện tích khoảng 1.000m2 để chôn các loại rác hữu cơ ẩm ướt, không thể đốt tại lò. Hai ngày một lần, nhân viên thu gom rác từ 14 tổ dân cư và vận chuyển ra khu xử lý rác, phân loại rác và đưa vào lò đốt.

Ông Trương Duy Khanh - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Nê cho biết: So với cách chôn lấp thông thường như trước đây, mô hình lò đốt đã góp phần xử lý các loại rác khó phân hủy và tiết kiệm được diện tích chôn lấp. Tuy nhiên, cần xem xét lại chất lượng lò đốt bởi với công nghệ này, lò đốt chưa xử lý được hết rác thải, mà còn tốn nhiều nhân công, thời gian phân loại rác để chôn lấp. Mặt khác, do sử dụng phương pháp tự nhiên, lò đốt mới duy trì ở mức nhiệt 600 - 700 độ, rác chưa được đốt ra tro 100% và vẫn phải tiếp tục chôn lại. Công suất lò đốt thấp, thực tế chỉ đốt được khoảng 5-6 tấn rác/ngày trong khi lượng rác mà 9.800 người dân thải ra nỗi ngày là trên 8 tấn. Việc chưa xử lý hết lượng rác thải trong ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm, sinh mùi hôi thối... Việc nhân rộng lò đốt là cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn công nghệ phù hợp.

Trong khi công nghệ lò đốt chưa thực sự hiệu quả thì mô hình chôn lấp rác kết hợp ủ vi sinh lại chưa thể thực hiện. Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương đã hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận về đích nông thôn mới năm 2013. Đây cũng là một trong những địa phương được tỉnh chọn thực hiện mô hình chôn lấp rác kết hợp với ủ vi sinh. Theo đó, rác thải được phân loại tại nguồn, sau đó thu gom về tập kết tại khu xử lý, đối với rác hữu cơ ủ vi sinh, còn rác vô cơ xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Năm 2011, xã đã xây dựng 5 bể ủ vi sinh, nhưng đến nay mô hình này vẫn chưa thực hiện được do không phân loại được rác tại nguồn. Vì vậy, xã vẫn đang duy trì xử lý rác theo kiểu chôn lấp truyền thống với diện tích trên 3.000 m2.

Ông Bùi Mạnh Hà - Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Nguyên nhân là do người dân chưa có ý thức phân loại rác. Hơn nữa, nếu mô hình này được triển khai cũng gặp khó ở chỗ rác sau khi ủ vi sinh thành phân sẽ xử lý tiếp thế nào? Bởi phân hữu cơ vi sinh từ rác sẽ có lẫn tạp chất, “có bán dân cũng không mua”.

 

Thu Hoài
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Thái Bình: Loay hoay bài toán xử lý rác thải nông thôn

  • VÕ DUY VINH (13:47:20 PM 21/08/2014)Lò Đốt Rác Bằng Khí Tự Nhiên T-TECH

    TÍNH NĂNG ƯU VIỆT LÒ ĐỐ RÁC THẢI SINH HOẠT 1. Không dùng nhiên liệu đốt như dầu DO, điện năng, khí Gas,… 2. Dự án đầu tư nhỏ, triển khai đơn giản, hiệu quả ngay. Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thấp, xấp xỉ 100.000 đ/tấn đến 120.000 đ/tấn (trong khi các phương pháp xử lý rác khác có thể lên tới 380.000 đ/tấn). 3. Kích thước và kiểu dáng được thiết kế khoa học, với đặc điểm nổi bật là có tới 4 buồng đốt rác. Lò được thiết kế gồm 4 cửa chính và 12 cửa điều tiết khí tự nhiên (16 cửa đối với CNC1000). 4. Hệ thống lò được thiết kế khép kín, tường gạch chịu được nhiệt độ cao và có khung vỏ thép bảo vệ, đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh. 5. Hệ thống cửa lấy khí đảm bảo khả năng đốt rác tối đa; hiệu chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhiều loại rác khác nhau. 6. Tường chịu nhiệt gồm nhiều lớp: lớp cách nhiệt bằng bông gốm có khả năng chịu nhiệt lớn hơn 1260oC, các lớp gạch Samot B có khả năng chịu nhiệt tới 1690oC, lớp khí tuần hoàn đối lưu hiệu quả và tận dụng được nhiệt lượng. 7. Lò có khả năng bức xạ nhiệt lớn, có thể đốt cháy bất cứ loại rác thải sinh hoạt nào. 8. Thể tích buồng đốt lớn hơn các lò hiện có trên thị trường. 9. Lò có thể đốt rác với tỷ lệ rác ẩm cao, tới 50% lượng rác ẩm, hoạt động liên tục 24/7 và trong 365 ngày/năm. 10. Khả năng ủ lò giữ nhiệt qua đêm mà không cần bất cứ sự chăm sóc hay tác động nào của con người. 11. Lò đốt kiệt rác với tỷ lệ tro rất thấp (khoảng 3% - 5% tùy loại rác), tro có thể được dùng làm phân bón cây trồng. 12. Khí thải ra không có mùi hôi, không thải ra nước, nên không tác động tới không khí và nguồn nước ngầm. 13. Khí thải thoát ra khỏi ống khói đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường và có nhiệt độ thấp hơn 180oC, do đó không thể tái tạo các chất độc hại, đảm bảo theo Quy chuẩn Việt Nam BVMTQCVN 30:2012/BTNMT. 14. Dễ dàng lắp đặt, vận hành và khai thác sử dụng: Thời gian lắp đặt khoảng 4h làm việc. 15. Sử dụng lao động địa phương, không cần trình độ cao, vận hành đơn giản, dễ sử dụng. 16. Dễ dàng di chuyển đến nơi khác khi muốn thay đổi bãi tập kết rac cho phù hợp với quy hoạch của địa phương, với chi phí rất thấp. 17. Diện tích đất dành cho dự án rất nhỏ so với một so giải pháp xử lý rác hiện nay, kể cả các dự án áp dụng giải pháp hiện đại từ các nước G7. 18. Bảo hành 2 năm, bảo trì miễn phí tiền công 10 năm, tuổi thọ lò từ 10-15 năm. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHI TIẾT MODEL CNC500 Stt Thông số kỹ thuật Chi tiết 1 Kích thước lò (WxHxL) 1800x2350x3861mm 2 Công suất Từ 200kg/h – 500kg/h 3 Chiều cao và đường kính ống khói Cao 6m – đường kính D500 4 Trọng lượng Khoảng 15 tấn 5 Diện tích bãi tập kết rác Từ 300m2 – 500m2 6 Buồng đốt: 4 buồng + Buồng đố rác sơ cấp: V = 2,7m3; + Buồng đốt tro sơ cấp: V = 0,7m3; + Buồng đốt khí thứ cấp kép: V = 1,1m3 và 1,1m3; 7 Kích thước cửa lò + Cửa chính đưa rác vào: 730x520mm; + Cửa đốt cho lần 2: 720x250mm; + Cửa lấy tro sơ cấp: 720x250mm; + Cửa lấy tro thứ cấp: 720x250mm; MODEL CNC1000 Stt Thông số kỹ thuật Chi tiết 1 Kích thước lò (WxHxL) 2350x2600x4884mm 2 Công suất Từ 400kg/h – 1000kg/h 3 Chiều cao và đường kính ống khói Cao 8m – đường kính D700 4 Trọng lượng Khoảng 22 tấn 5 Diện tích bãi tập kết rác Từ 500m2 – 1000m2 6 Buồng đốt: 4 buồng + Buồng đố rác sơ cấp: V = 5,2m3; + Buồng đốt tro sơ cấp: V = 1,2m3; + Buồng đốt khí thứ cấp kép: V = 2,2m3 và 2,2m3; 7 Kích thước cửa lò + Cửa chính đưa rác vào: 730x520mm; + Cửa đốt cho lần 2: 720x250mm; + Cửa lấy tro sơ cấp: 720x250mm; + Cửa lấy tro thứ cấp: 720x250mm; HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN LÒ ĐỐT RÁC

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thái Bình: Loay hoay bài toán xử lý rác thải nông thôn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI