Môi trường » Chất thải
Sau 4 năm hậu quả vụ tràn dầu vùng Vịnh vẫn "Chưa kết thúc": Cá voi, rùa đang chết hàng loạt
(08:17:53 AM 05/08/2014)
Một biển chết, rùa nằm trên dầu ở Vịnh Barataria thuộc bang Louisiana năm 2010- Ảnh của JOEL SARTORE
Bốn năm sau vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Một vài loài động vật hoang dã ở vịnh Mexico vẫn đang đấu tranh để vượt qua thảm họa, theo một bài báo cáo vừa mới được đưa ra hôm nay.
Cá heo mũi chai và rùa biển đang chết dần ở con số kỷ lục, và chứng cứ mạnh mẽ là cái chết của chúng liên quan tới vụ tràn dầu, theo Doug Inkley nhà khoa học kỳ cựu của Hội liên hiệp động vật hoang dã quốc gia, nơi đã đưa ra bài báo cáo.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon vào ngày 10 tháng 4 năm 2010 đã giết chết 11 người và phun ra hơn 200 triệu ga-lon (khoảng 750 triệu lít) dầu vào vịnh Mexico.Kể từ đó các cơ quan nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm cả Hiệp hội động vật hoang dã quốc gia đã tiến hành nghiên cứu ở các vùng động vật hoang dã để theo dõi sự ảnh hưởng của việc dầu tràn.
Bài báo cáo-một tập tài liệu của công bố khoa học kể từ sau vụ tràn dầu, tiết lộ rằng “ Vụ tràn dầu ở vùng vịnh chẳng bao giờ kết thúc”, Inkley nói.
“Dầu không hề trôi đi: nó vẫn còn ở dưới đáy của vùng vịnh, đang dạt vào các bãi biển và nó vẫn còn trên các đầm lầy” ông nói.
“Tôi không thấy ngạc nhiên về điều này ở Prince William Sound, 25 năm sau vụ đắm tàu Exxon Valdze, vẫn còn một số loài vẫn chưa thể lấy lại sức hoàn toàn.
Tuy nhiên, BP (bristish petroleum) khẳng định rằng bài báo cáo đó là một phần trong việc kiện tụng chính trị chứ không phải khoa học.
“Ví dụ, bài báo cáo trình bày sai sự điều tra của Mỹ về cái chết của cá voi, cũng như trang web riêng của cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia, việc điều tra đó vẫn đang diễn ra” BP đã nói như thế trong một bài phát biểu cung cấp tới địa lý quốc gia.
“Bài báo cáo còn nhân tiện bỏ qua các thông tin sẵn có từ một bài báo cáo khoa học đọc lập khác nói rằng vùng vịnh đang trải qua một quá trình phục hồi mạnh. Chỉ mới tuần trước, một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu ở đại học Auburn không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ việc tràn dầu gây ảnh hưởng đến đàn cá diêu hồng con trên vùng đá ngầm ngoài bờ biển Alabama.
Va chạm mạnh
Bản báo cáo đã nghiên cứu 14 loài sống trong vùng vịnh, cho thấ : Hơn 900 cá voi mũi chai được tìm thấy đã chết hoặc bị mắc cạn trong khu vự tràn dầu kể từ tháng 4 năm 2010, nếu kéo xác chết theo chiều dọc thì bằng 1,5 dặm ( tức là 2,4 km) của cá voi chết, Inkley nói. Các nhà khoa học đã nhận biết điều này hơn một năm trước vì họ đã ghi chép lại các xác chết và những con bị mắc cạn trong vùng vịnh khoảng 1 thập kỷ.
Một nghiên cứu đang tiến hành cũng chỉ ra rằng cá voi nhẹ cân và xanh xao hơn khi bơi trong khu vực có dầu và còn chỉ ra dấu hiệu của bênh gan và phổi.
Một loài động vật ăn thịt hàng đầu như cá heo ngã bệnh thì những loài khác trong chuỗi thức ăn cũng đã gặp vấn đề, Inkley nói.
“Khi bạn thấy một con cá heo bị ốm, nó sẽ đưa ra dấu hiệu cho bạn biết và nó cần được kiểm tra”.
Có 5 loài rùa biển sống trong vùng vịnh và tất cả chúng đều bị liệt vào danh sách loài đang bị đe dọa bởi luật các loài có nguy cơ tiệt chủng. Khoảng 500 loài rùa biển được tìm thấy trong vùng tràn dầu mỗi năm kể từ năm 2011- “Một sự tăng lên ấn tượng hơn cả mức thông thường” theo NWF. Điều không được biết đến đó là có bao nhiêu rùa chết ở biển và không bao giờ được tìm thấy bởi các nhà khoa học.
Một loại hóa chất dầu từ vụ tràn dầu được cho là nguyên nhân gây ra nhịp tim không đều trong phôi của cá ngừ. Đó là giai đoạn then chốt cho sự phát triển của cá, do vậy có một vài mối lo ngại rằng sự thiệt hại này có thể gây nên bệnh tim hoặc cái chết, Inkey nói.
Chim lặn Gavia và các loài chim trú đông trên bờ biển louisana đang mang ngày càng nhiều dầu độc trong máu của chúng.
Cá nhà táng đã bơi gần hầm mỏ của BP sẽ có mức độ kim loại gây tổn hại cho DNA cao hơn trước. Kim loại trong cơ thể chúng, ví dụ crom và niken, là những thứ có trong hầm mỏ.
“Tóm lại, chúng ta còn cả một chặng đường dài phía trước để hiểu hết sự ảnh hưởng một cách đầy đủ”, Inkely nói.
Để kết thúc, NWF và Cơ quan Đại Dương và Khí Quyển quốc gia Mỹ sẽ tiếp tục giám sát các loài động vật hoang dã trong vùng dầu tràn-việc sau cùng được yêu cầu làm bởi đạo luật ô nhiễm dầu.
“Khôi phục lại hệ sinh thái đã bị nhiễm dầu là mục đích”, Inkley nói, nhưng ông cũng nói thêm dầu rất khó để mà xóa bỏ hoàn toàn, đặt biệt ở các vùng đầm lầy và dưới đáy đại dương. Đó là lý do tại sao NWF đang nhấn mạnh sự bảo tồn – đặc biệt là tiếp nhận các nguồn năng lượng thay thế không dựa vào các bon và không gây tràn dầu.
“Tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi những “xác sống” bồ công nông bị chôn vùi trong dầu” Inkley nói thêm- “Chúng ta không nên để chúng xảy ra lần nữa”.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Sau 4 năm hậu quả vụ tràn dầu vùng Vịnh vẫn "Chưa kết thúc": Cá voi, rùa đang chết hàng loạt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…