»

Chủ nhật, 23/02/2025, 05:43:43 AM (GMT+7)

“Rác thải vũ trụ” lao xuống Thái Bình Dương và mất tích

(19:59:57 PM 25/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Ngày 25/9, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vẫn chưa xác định chính xác điểm rơi của vệ tinh nghiên cứu tầng thượng quyển UARS của NASA. Các nhà khoa học thuộc NASA tin rằng hầu hết các mảnh vỡ của vệ tinh 20 tuổi, nặng khoảng 6 tấn đã lao xuống Thái Bình Dương và có khả năng mất tích.


Hiện chưa có bất cứ báo cáo nào về thiệt hại do vệ tinh UARS gây ra khi nó “hạ cánh” xuống trái đất vào khoảng 5 giờ sáng ngày 24-9 ( giờ GMT), tức khoảng 12 giờ, theo giờ Hà Nội.

 

Theo ông Jonathan McDowell thuộc Trung tâm vật lý thiên thể học Harvard-Smithsonian nhận định, rất có thể nhiều mảnh vỡ của vệ tinh trên đã rơi xuống các khu vực như Portland, Oregon; Seattle; Calgary, Alberta, Saskatoon và Saskatchewan thuộc phía tây Canada. Thông tin sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Twitter.

 

Tuy nhiên, ông Nick Johnson, nhà khoa học của NASA cho rằng các thông tin trên là không đáng tin cậy.

 

Vệ tinh UARS mang theo 10 thiết bị khoa học dùng để đo nhiệt độ, sức gió, các thành phần của tầng khí quyển… được phóng lên từ mặt đất vào năm 1991 và đến năm 2005 thì nó chính thức kết thúc sứ mệnh.

 

Hình ảnh vệ tinh UARS

 

Theo tính toán trước đó của NASA, vệ tinh UARS sẽ nổ tung và bốc cháy trước khi nó tiếp đất,  khoảng 26 mảnh vỡ của nó (tổng cộng nặng khoảng 544kg và mảnh lớn nhất không quá 136kg) có thể qua được khí quyển, rơi xuống một khu vực rộng tới 800km nằm trong khoảng 570 vĩ bắc và 570 vĩ nam.

 

Theo quy định của luật pháp Mỹ, khi công dân phát hiện “rác vũ trụ” tuyệt đối không được cất giữ mà phải giao nộp cho nhà chức trách vì đó là tài sản quốc gia.

Đăng Hưng (SGGP Online)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Rác thải vũ trụ” lao xuống Thái Bình Dương và mất tích

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI