»

Thứ sáu, 22/11/2024, 11:17:18 AM (GMT+7)

Rác thải điện tử đe dọa môi trường, sức khỏe

(13:05:53 PM 14/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rác thải điện tử là một “kẻ hủy diệt” môi trường; đồng thời là tác nhân gây ra các bệnh ung thư, thần kinh, tim mạch, đường hô hấp…

Tốc độ phát triển nhanh gấp 3 lần các loại rác thải khác

Báo cáo tóm tắt “Đánh giá tác động ban đầu về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong một số nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử tại Việt Nam” do Trung tâm Phát triển&Hội nhập (CDI) thực hiện công bố hồi tháng 1/2014 cho thấy Việt Nam hiện có hơn 500 nhà máy, công ty điện tử và 2/3 trong số đó là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế đất nước.
 


Dự kiến, từ ngày 1/1/2016, các sản phẩm cũ như máy sao chụp giấy (photocopier), tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt và săm, lốp các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý. (Ảnh: Internet)

 


Tuy nhiên, sự  thay đổi công nghệ  nhanh  chóng  đã  rút  ngắn  vòng  đời của các sản phẩm điện tử bao gồm sản phẩm điện tử dân dụng  dùng trong gia đình như radio, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa,…

Các sản phẩm điện tử hư hỏng hoặc  lỗi thời bị  thải bỏ  trở  thành  rác điện tử, đang phát  triển với tốc độ nhanh gấp 3 lần các loại rác thải khác.

Theo thống kê của một  tổ chức quốc tế, trung bình mỗi năm 1 người Việt thải ra 1 kg rác thải điện tử, nếu nhân với 90 triệu dân thì tổng  lượng rác điện tử  lên tới 90.000 tấn/năm. Chưa kể với hành lang pháp lí khá lỏng lẻo, Việt Nam không thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu rác điện tử và đang trở thành một bãi rác điện tử của thế giới. Đây là loại rác thải cực kỳ độc hại và nguy hiểm sẽ  hủy diệt môi trường và sức khỏe của con người khi không được xử lý đúng luật sẽ gây ô nhiễm cả ba nguồn không khí, đất, nước. 

Tuy vậy, theo CDI, đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện về an toàn vệ sinh lao động trong ngành điện tử, cũng như các chương trình nâng cao nhận thức các tác động tiêu cực của ngành này đối với sức khỏe con người và môi trường.

Xuất phát từ thực trạng trên, Trung tâm Phát triển&Hội nhập đã đề xuất với Tổ chức Oxfam Bỉ tiến hành hoạt động nghiên cứu "Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến người lao động trong nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử ở Việt Nam".

Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã kết luận điều kiện lao động của ngành sản xuất và lắp ráp điện tử ở nước ta đang ở mức độc hại và nguy hiểm. Nhất là ở một số công đoạn như sản xuất pin, con chíp, kiểm tra chức năng có thể ở mức đặc biệt nặng nhọc và độc hại, với các hóa chất nguy hiểm, bức xạ ion hóa và không ion hóa…

Một quyết định cho nền công nghiệp điện tử bền vững

Nhằm phát triển một nền công nghiệp điện tử an toàn, bền vững, ngày 09/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Quyết định này quy định về trách nhiệm, quyền lợi, hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Quyết định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Quyết định, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý; đồng thời phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên&Môi trường về các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và công khai thông tin liên quan trên Cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp và của Bộ Tài nguyên&Môi trường và của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu; hàng năm, báo cáo lượng sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu đã bán ra thị trường Việt Nam; kết quả thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên&Môi trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ cũng có các quyền lợi như được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định; khi thiết lập điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại được miễn đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại; doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại được miễn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nếu đáp ứng các điều kiện sau: có đăng ký ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục sản phẩm thải bỏ, có trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại các điểm thu hồi, có phương tiện, thiết bị chuyên dụng để thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ; có báo cáo về việc trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ được Bộ Tài nguyên&Môi trường xác nhận; có cán bộ kỹ thuật chuyên trách về hoạt động thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ; Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu được liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu khác để cùng thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu được hợp đồng với cơ sở thu gom và xử lý có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật để thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.

Cũng theo Quyết định này, Thủ tướng yêu cầu UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập điểm thu hồi tại các địa điểm phù hợp trên địa bàn... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2013.

MẠNH CƯỜNG- MTX
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rác thải điện tử đe dọa môi trường, sức khỏe

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI