Môi trường » Chất thải
Rác điện tử: Phó mặc… ve chai!
(14:35:51 PM 03/12/2013)Viện Khoa học - Công nghệ môi trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết năm 2005, ước tính tổng lượng rác thải điện tử (RTĐT) trên cả nước chỉ khoảng 1.630 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2010, lượng RTĐT phát sinh của cả nước đã lên đến 61.000-113.000 tấn/năm!
Thải nhiều, xử lý ít
Tại TP HCM, thống kê mới đây của Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Bảo vệ môi trường (VITTEP) cho thấy RTĐT đang ngày càng tăng nhưng gần như không có hệ thống thu gom, xử lý. Khối lượng RTĐT ở TP HCM ước khoảng trên 6.000 tấn/năm, dự báo đến năm 2020 là 7.000 - 10.860 tấn/năm. Thế nhưng, số RTĐT được tái chế hoặc tiêu hủy rất ít.
Theo khảo sát của VITTEP, trên 92% cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu trữ RTĐT hiện nay đều không có giấy phép hành nghề. Trong đó, 97% là cơ sở tư nhân với quy mô rất nhỏ, không bảo đảm an toàn về môi trường. Việc tái chế RTĐT còn ở dạng thủ công, không có công nghệ tiêu hủy riêng biệt.
Rác điện tử tại Việt Nam ngày càng nhiều nhưng không được xử lý triệt để
Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của RTĐT là rất lớn.
Nếu để tình trạng hiện nay kéo dài, RTĐT sẽ gây ô nhiễm môi trường nặng nề, tác động nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người dân. Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, có rất ít nghiên cứu về xử lý RTĐT ở Việt Nam dù giới khoa học ít nhiều đều quan tâm.
TS Trần Minh Chí, Viện trưởng VITTEP, cho biết trong RTĐT chứa nhiều thành phần nguy hại như chì, cadimi, thủy ngân, asen… Các chất này có khả năng phá hủy tầng ozone và ảnh hưởng đến đất đai, nước ngầm. “Nếu không tiêu hủy hoặc tái chế không đúng phương pháp, RTĐT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do đó, cần nhanh chóng có giải pháp với vấn đề này” - ông Chí lo ngại.
Tái chế sơ sài, lạc hậu
Theo Viện Khoa học - Công nghệ môi trường ĐH Bách khoa Hà Nội, số người dân mang RTĐT đến cơ sở thu mua chiếm tỉ lệ rất thấp, với 5% ở Hà Nội và 11% ở TP HCM. Trong khi đó, khoảng 70%-85% người dùng tại TP HCM lựa chọn bán RTĐT cho người thu mua ve chai hoặc giữ trong nhà.
Những con số này cho thấy lượng RTĐT được xử lý đúng chuẩn là rất ít và còn một phần rất lớn tồn đọng ngoài môi trường tự nhiên. Việc thu gom, xử lý RTĐT tại Việt Nam hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm và hướng dẫn đúng quy trình, chủ yếu phó mặc cho cơ sở tư nhân.
Các cơ sở tư nhân này thu mua RTĐT từ những người bán ve chai và tái chế với phương tiện kỹ thuật sơ sài, lạc hậu, không đúng tiêu chuẩn khoa học. Sau khi thu gom, một phần RTĐT được rã ra tìm những thứ còn tốt để tiếp tục bán lại; những thứ đã hỏng thì được đem đi nghiền, đốt rồi pha thêm hóa chất, vật liệu khác để làm ra các sản phẩm tái chế rẻ tiền.
Quy trình lạc hậu như vậy khiến RTĐT được xử lý rất chậm, không đúng quy cách và nhiều nguy cơ tác động ngược trở lại môi trường, đời sống. Ngoài ra, nước ta hiện vẫn chưa có các nhà máy xử lý RTĐT chuyên dụng quy mô lớn. Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo nhiều khu vực sẽ xuất hiện các bãi RTĐT khổng lồ.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho rằng cùng với các vấn đề môi trường khác, quản lý RTĐT cần được quan tâm đúng mức. RTĐT phải được xem như một mối nguy hiểm cho môi trường và cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng các hệ thống tái chế RTĐT sẽ có nhiều tác động tích cực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, tạo việc làm cho người lao động…
Để RTĐT không gia tăng và gây tác hại đến môi trường, cần tăng cường giáo dục ý thức cộng đồng về vai trò và nghĩa vụ của người tiêu dùng, doanh nghiệp trong việc thu gom, xử lý. Đồng thời, cần xây dựng mô hình thu gom RTĐT phù hợp với tiêu chuẩn khoa học, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xử lý, tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý RTĐT…
Sẽ bị thu hồi, thải bỏ
Theo Quyết định 50/2013 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25-9, kể từ ngày 1-1-2015, các sản phẩm thải bỏ như ắc-quy, pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp… sẽ bị thu hồi, xử lý. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý; người tiêu dùng phải có trách nhiệm chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi...
Quyết định 50 là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng trong việc sản xuất, lưu thông, sử dụng và thu hồi, xử lý RTĐT.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…