Môi trường » Chất thải
Ô nhiễm môi trường ở Phú Thọ: Chưa có giải pháp xử lý triệt để
(08:31:08 AM 02/08/2015)Nguy hại hơn là chính nguồn nước thải này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân mà còn khiến 8ha diện tích trồng lúa màu mỡ của người dân trở thành vùng đất chết… Mặc dù người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên cấp trên nhưng chưa được giải quyết, trong khi đó Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ vẫn đang loay hoay tìm hướng xử lý .
Nước thải tràn ra mương thủy lợi có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc - Ảnh" Văn Hiến
* Người dân bức xúc
Tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng đỉnh điểm nhất là từ ngày 26 - 29/7, hàng trăm hộ dân đã tập trung kéo đến khu Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ) phản ánh việc nhà máy này xả thải chưa xử lý ra môi trường. Theo quan sát của phóng viên, một màu nước đen xì chạy dọc con mương xả thải chứa đầy nước và bùn đen đặc quánh xen lẫn mùi hôi thối bốc lên làm xú uế cả một vùng quê. Ở cuối điểm xả thải của mương nước, có rất nhiều cá chết nổi trắng, toàn bộ khu vực cánh đồng gần như bỏ hoang vì đất và nước nơi đây bị ô nhiễm khiến nhân dân không thể canh tác hoa màu, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng cuộc sống của người dân.
Cực chẳng đã, ngày 26/7 người dân khu 8 đã huy động toàn bộ các hộ trong khu đóng góp tiền để mua xi măng, cát, sỏi để lấp cống thải. Ông Bùi Văn Xuân, khu 8 xã Phượng Lâu bức xúc cho biết: "Do nhà máy xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, nước đen và mùi hôi thối bốc lên đã nhiều năm nay, nhưng không được xử lý nên người dân trong khu đã đóng góp mỗi hộ 20.000 đồng để mua vật liệu về lấp cống, không cho nước thải chảy ra ngoài. Sau khi lấp xong, nước đọng bên trong quá nhiều, đêm 26/7 người của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ ra phá bỏ nhưng đã bị chúng tôi phản đối không cho phá. Để đảm bảo chắc chắn khối bê tông không bị tái phá, người dân đã dựng lều, cắt cử người ngày đêm canh chừng, túc trực liên tục".
Anh Nguyễn Ngọc Tâm cũng ở khu 8 cho biết, mặc dù đã lấp cống nhưng lượng nước thải chảy ra quá lớn tràn lên cả khu trồng sắn của người dân, rồi theo mương nước chảy vào cánh đồng Trằm Nhi, Trằm Hái, đồng Cửa Xóm… khiến toàn bộ diện tích lúa bị chết, Công ty đã xác nhận thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết đền bù.
Ông Bùi Xuân Hội ở khu 8 bức xúc: "Ô nhiễm đã làm cho nhiều trẻ em bị mắc các bệnh về hô hấp, toàn thân mẩn ngứa, lở loét. Đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đêm đến phải đeo khẩu trang, đóng kín cửa nhà để tránh mùi hôi thối".
Ông Trần Hữu Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phượng Lâu khẳng định: "Từ năm 2013 đến nay, Công ty đã cho xả thải ra nước có màu đen và mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường. Người dân khu 8 đã nhiều lần kiến nghị lên Ủy ban, chúng tôi cũng đã tiếp thu, xử lý và báo cáo lên các cấp nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Đến vụ Chiêm Xuân năm 2015, do không thể canh tác nên người dân tiếp tục có ý kiến, chúng tôi đã làm việc với người dân và nhà máy lên phương án bồi thường thiệt hại".
Nước thải loang ra ruộng lúa bị cháy xém, người lội xuống bị mắc bệnh da liễu - Ảnh: Văn Hiến
* Chưa có giải pháp xử lý triệt để
Trước tình trạng nguồn nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng, đời sống người dân bị đảo lộn, các hộ dân bị ảnh hưởng đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện lên các cơ quan chức năng nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không hề thuyên giảm. Lý giải về vấn đề này, ông Bùi Văn Thược, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ cho rằng, vị trí của nhà máy nằm ở vùng trũng, xung quanh là đồi và nghĩa trang An Thái của thành phố Việt Trì. Nếu trời nắng, không có vấn đề gì, nhưng nếu trời mưa, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Nước mưa từ những vùng cao hơn dồn về nhà máy đã rửa trôi các chất thải khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Ông Thược cho biết thêm, Nhà máy xử lý chế biến phế thải đô thị Việt Trì đã thành lập được 10 năm, với 6,5 ha. Năm 2008 , mới đi vào hoạt động, nhà máy phải xử lý 20 tấn rác/ngày. Nhưng hiện tại công suất đã lên tới 300% tấn rác thải/ngày, trong khi đó phần lớn lượng rác thải không được che phủ, chôn lấp theo quy định. Hiện nhà máy chỉ có hai bể xử lý nước thải với công suất 60m khối/ngày. Do đó, vào các ngày mưa to không thể xử lý kịp nên nước thải bẩn đã tràn ra ngoài khu vực dân cư gây ô nhiễm môi trường.
Đề xuất giải pháp xử lý, ông Thược cho biết, trước mắt công ty xin kinh phí của tỉnh mua bạt để che tất cả diện tích chứa phân, mùn, khu vực chứa rác trơ nhằm giảm bớt lượng nước mưa trút thẳng vào bãi rác; đồng thời huy động cán bộ tăng cường xử lý, quét dọn, thâu rửa hệ thống cống rãnh nhằm đảm bảo lượng bùn đất trong nhà máy giảm xuống để khi mưa xuống sẽ tránh được lượng bùn bẩn chảy ra ngoài… Còn về lâu dài, công ty đã báo cáo với tỉnh sớm cho phép đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác 300 tấn tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh với công nghệ hiện đại; xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tề Lễ, huyện Tam Nông, với công suất 200 tấn/ngày.
Liên quan đến việc lúa và cá chết hàng loạt, công ty đã thống nhất đền bù xong cho người dân nuôi cá. Còn về diện tích lúa không canh tác được, công ty đang phối hợp với xã thống nhất với bà con phương án đền bù. "Mong bà con chia sẻ khó khăn với nhà máy, vì vốn ít nên việc xây dựng thêm bể chứa chất thải gặp nhiều khó khăn, trong khi lượng rác ngày càng lớn. Chúng tôi sẽ hạn chế đến mức thấp nhất có thể, để trong tương lai không còn ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân", ông Thược chia sẻ.
Ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm môi trường ở Phú Thọ: Chưa có giải pháp xử lý triệt để
-
nguyen phuong thuy (20:13:32 PM 05/04/2016)o nhiem moi truong o phu tho
chau rat buc xuc ve o nhiem moi truong o Viet Nam cung nhu o Phu Tho.Tai sao khong co nha chuc trach nao dung ra xu li a.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…