»

Chủ nhật, 23/02/2025, 13:14:36 PM (GMT+7)

Nước thải dội thẳng xuống đầu

(10:46:28 AM 15/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Hệ thống dẫn nước thải treo lơ lửng trên đầu người dân ở nhà E4 Khu tập thể Đại học Y Hà Nội khiến hàng chục hộ gia đình hàng ngày phải sống trong cảnh ô nhiễm.

Được đưa vào sử dụng từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nên hiện tại, nhà E4 khu tập thể trường ĐH Y (phường Trung Tự, quận Đống Đa) đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Không những vậy, hệ thống dẫn nước thải treo lơ lửng trên đầu người dân ở khu nhà này còn khiến hàng chục hộ gia đình hàng ngày phải sống trong cảnh ô  nhiễm.

 

 

Hệ thống đường ống thoát nước như ma trận, lơ lửng trên đầu người dân nhà E4 - phường Trung Tự



Ma trận đường ống thoát nước


Nhà E4 là một trong nhiều khu tập thể của trường ĐH Y, ban đầu được xây dựng dành cho sinh viên với diện tích mỗi phòng 12m2. Sau đó, các căn phòng này lại được phân cho cán bộ, nhân viên của trường.


Do số lượng người trong mỗi căn hộ ngày càng tăng, công trình phụ hiện có không đáp ứng đủ nhu cầu nên một số gia đình đã tự cơi nới, xây dựng thêm nhà bếp và nhà vệ sinh. Vì thế, nước thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình từ tầng 2 đến tầng 4 không còn cách nào khác được dẫn bằng các đường ống nhựa vòng qua cửa các hộ tầng 1 xả trực tiếp ra mương Y cụ y khoa.


Để giải quyết tình trạng ô nhiễm từ con mương này, cơ quan chức năng đã khảo sát, lập và đang triển khai dự án cống hóa mương, song hệ thống đường dẫn nước thải như ma trận tại khu vực này vẫn chưa được xử lý.


Có mặt tại nhà E4 sáng 14-4, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh độc nhất vô nhị: Treo lơ lửng trên lối ra vào khá chật hẹp ở khu tập thể là hệ thống đường ống nước thải bằng nhựa chằng chịt xen lẫn với đường ống dẫn nước sạch.


Do có tuổi thọ đã khá lâu nên không ít ống xả thải đã bị hỏng, vỡ khiến nước thải chảy lênh láng trên mặt đất, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến không ít người qua lại khu vực này phải bịt mũi.


Đặc biệt là khi dự án cống hóa mương Y cụ y khoa được triển khai, bức tường ngăn cách khu nhà với con mương bị phá bỏ thì nước thải chảy tự do trên lối đi khiến tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.


Bà Nguyễn Thị Liên – một người dân sống tại khu vực cho biết, trung bình trong mỗi căn hộ 12m2 có 4, 5 người sinh sống, cá biệt có những hộ có 3 thế hệ, chưa kể người thân các gia đình ở các nơi về Bệnh viện ĐH Y chữa bệnh đến tá túc ít ngày.


Do đó, hầu hết các hộ đều tìm cách cơi nới thêm diện tích đua ra làm công trình phụ, nhà vệ sinh rồi bắc ngay đường thoát nước vắt qua các hộ tầng 1. Đây cũng là lý do khiến khu tập thể ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.


Bà Liên chia sẻ: “Đã có không ít lần đường thoát nước bị vỡ nhưng không gia đình nào đứng ra nhận để có biện pháp khắc phục vì hệ thống ống quá chằng chịt nên hậu quả là “tất cả cùng chịu”. Nước thải không qua xử lý cứ rơi thẳng vào đầu người đi phía dưới. Khổ nhất là người già và các cháu nhỏ hàng ngày phải sống trong môi trường bị ô nhiễm nên bị ảnh hưởng đến sức khỏe”.


Chờ dự án thi công

Bên cạnh những ống dẫn nước thải theo kiểu “vườn treo” tự phát này thì tại đây còn có hệ thống đường thoát nước nằm áp sát tường được thi công đồng bộ với các hạng mục của khu nhà. Tuy vậy, do thời gian sử dụng đã khá lâu nên đường ống này cũng thường xuyên bị nứt vỡ. Để khắc phục, một số hộ dân ở tầng 1 dùng xi măng trát vá vào nhưng chỉ được vài hôm, nước thải lại chảy lênh láng ra ngoài.

Về vấn đề trên, ông Đinh Quốc Trung - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường do đường thoát nước thải không đảm bảo chất lượng và mỹ quan tại khu vực là có thật, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân nơi đây. Song hiện nay, đơn vị thi công đang triển khai dự án cống hóa mương nên chưa thể giải quyết ngay hệ thống đường thoát nước của khu nhà E4.


Dự tính khi dự án chuẩn bị hoàn thành, phường sẽ tổ chức họp với tổ dân phố, đơn vị chủ đầu tư dự án, có báo cáo gửi cấp trên… bàn biện pháp xử lý: Cắt toàn bộ hệ thống đường thoát nước thải hiện tại đưa vào sát tường, sau đó chạy ngầm xuống lòng đường rồi đấu nối qua rãnh thoát nước. Tuy vậy, đây không phải là đường thoát nước của toàn bộ khu nhà mà chỉ thuộc về một số hộ.


Hơn nữa, hạng mục này cũng không nằm trong dự án cống hóa mương Y cụ y khoa nên đơn vị thi công chỉ có thể hỗ trợ các hộ dân về vấn đề nhân lực, kỹ thuật chứ không thể chi từ nguồn vốn của dự án.


Hiện người dân và đơn vị này chưa thống nhất được về phương hướng giải quyết nên UBND phường sẽ tiếp tục tổ chức cuộc họp giữa các bên để có phương án thống nhất.


Cũng theo ông Trung, nhà E4 cùng một số khu tập thể cũ khác trên địa bàn phường đã có dự án cải tạo, nâng cấp. Song đến thời điểm hiện tại, các dự án này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn điều tra xã hội học.


Cho dù hệ thống thoát nước thải của nhà E4 được cải tạo lại thì tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực vẫn không được giải quyết triệt để do sự quá tải về số nhân khẩu sống trong mỗi căn hộ, khiến khu nhà vốn đã cũ nát càng xuống cấp nhanh chóng.


Để đảm bảo cuộc sống của người dân, đề nghị chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan nhanh chóng kiểm tra, khảo sát tổng thể toàn bộ khu nhà, kiến nghị lập dự án cải tạo, tránh sửa chữa theo kiểu chắp vá, gây lãng phí tiền của Nhà nước.

(Theo ANTĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nước thải dội thẳng xuống đầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI