»

Thứ hai, 25/11/2024, 03:21:38 AM (GMT+7)

Những nghịch lý quanh mùi rác thối ám ảnh ở nam Sài Gòn

(14:03:41 PM 16/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Mức độ ô nhiễm mùi hôi ngày càng nặng trong khi số tiền chi trả cho đơn vị chôn lấp rác chẳng những không giảm mà còn tăng…

Cứ đến mùa mưa, mùi hôi thối ở khu vực phía nam Sài Gòn lại bùng phát khiến người dân vô cùng khổ sở. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua và chưa biết đến khi nào mới kết thúc. Dù vậy, số tiền chi trả cho đơn vị chôn lấp rác vẫn cứ tiếp tục tăng cao.


Bãi rác cao 14m, ở xa cũng không chịu thấu 
 
Ngày 15/8, trao đổi với phóng viên về vụ mùi hôi phát tán ở phía nam Sài Gòn, một lãnh đạo của Ban quản lý Các khu xử lý chất thải rắn TP.HCM (viết tắt MBS, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) cho hay: “Tuần trước, hầu như ngày nào cũng có người dân phản ánh qua đường dây nóng do MBS quản lý. Sau khi chủ đầu tư bãi rác áp dụng các biện pháp khắc phục, hạn chế mùi hôi, số người phản ánh đã giảm”.
 

Những[-]nghịch[-]lý[-]quanh[-]mùi[-]rác[-]thối[-]ám[-]ảnh[-]ở[-]nam[-]Sài[-]Gòn

Bãi rác Đa Phước những ngày đầu đã gây nhiều lo ngại về ô nhiễm môi trường
 
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân ở phía nam Sài Gòn (quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè) cho rằng, nguyên nhân mùi hôi giảm có thể là do những ngày qua mưa ít, chứ không hẳn mùi hôi đã được kiểm soát. “Ba năm nay, cứ đến mùa mưa, tầm tháng Sáu, tháng Bảy, mùi rác thối lại phát tán dữ dội. Chúng tôi ở Phú Mỹ Hưng mà cũng không chịu thấu thì biết nó hôi đến cỡ nào. Năm nào cũng vậy, khi người dân không chịu thấu mùi hôi, cơ quan chức năng mới yêu cầu đơn vị xử lý rác khắc phục, nhưng đến năm sau, mùi hôi lại tái diễn, mức độ càng đậm đặc hơn” - ông Nguyễn Công Anh, sống ở tầng 8 một chung cư cao cấp ở Phú Mỹ Hưng, ngao ngán nói.
 
Người dân bình thường nào cũng có thể xác định được mùi hôi ở Nam Sài Gòn là mùi đặc thù của rác, nhưng trong những năm trước đây, đơn vị phát tán mùi hôi gây ô nhiễm lại chưa bị Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nêu đích danh, mà chỉ nêu chung là mùi hôi phát tán ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (có ba đơn vị đang hoạt động, gồm một khu xử lý rác, một nhà máy xử lý bùn đô thị và một nhà máy xử lý chất thải hầm cầu). 
 
Năm nay, đến đầu tháng Tám, Sở Tài nguyên và Môi trường mới đề cập đến mối quan hệ giữa mùi hôi phát tán ở khu Nam Sài Gòn với khu xử lý rác Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh).
 
Cụ thể, trong báo cáo vừa trình UBND TP.HCM về mùi hôi phát tán, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nhìn nhận: “Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư, đang tiếp nhận khoảng 6.100 tấn rác/ngày với công nghệ chủ lực là chôn lấp. Do đặc điểm công nghệ là chôn lấp chất thải, có diện tích lớn và đang chôn lấp ở độ cao trung bình 14m nên mức độ ảnh hưởng mùi hôi đến khu vực xung quanh lớn. Hằng năm, vào mùa mưa (từ tháng Năm đến tháng Mười), độ ẩm trong không khí cao và hướng gió chủ đạo là hướng tây - tây nam, do đó mùi hôi phát sinh từ bãi chôn lấp không khuếch tán được lên cao, có nồng độ đậm đặc hơn (so với mùa khô) và theo hướng gió tác động trực tiếp đến các khu vực xung quanh, trong đó có khu Phú Mỹ Hưng”.

Tiền xử lý rác tăng cao, lộ ra nhiều nghịch lý
 
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, mùi hôi phát tán ở phía nam Sài Gòn trùng với thời điểm lượng rác đưa về Đa Phước tăng lên gấp đôi (từ 3.000 tấn/ngày lên 6.000 tấn/ngày). Cụ thể, từ năm 2015, khi UBND TP.HCM quyết định đóng cửa bãi rác Phước Hiệp ở huyện Củ Chi (do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM quản lý) để dồn rác về khu Đa Phước, cũng là lúc mùi hôi ở phía nam Sài Gòn càng lúc càng tăng, đặc biệt vào mùa mưa, mùi hôi rất đậm đặc.
 
Những[-]nghịch[-]lý[-]quanh[-]mùi[-]rác[-]thối[-]ám[-]ảnh[-]ở[-]nam[-]Sài[-]Gòn
Bãi rác Đa Phước - nơi đang tiếp nhận 6.100 tấn rác/ngày, chiếm 2/3 lượng rác ở TP.HCM - được xác định là điểm phát tán mùi hôi gây ám ảnh cho người dân ở phía nam Sài Gòn trong nhiều năm qua
 
Đến nay, trung bình mỗi ngày, bãi rác Đa Phước tiếp nhận khoảng 6.100 tấn rác, chiếm 2/3 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của TP.HCM. Với đơn giá xử lý hơn 22 USD/tấn rác (chưa tính thuế VAT), số tiền mà ngân sách TP.HCM phải chi trả cho công tác xử lý rác mỗi ngày lên đến hàng tỷ đồng và sẽ tiếp tục tăng qua mỗi năm. 
 
“Theo hợp đồng giữa VWS với UBND TP.HCM, mỗi năm, đơn giá xử lý rác sẽ tăng lên 3% nên số tiền xử lý rác sẽ tiếp tục tăng cao. Điều nghịch lý là số tiền chi trả cho chủ đầu tư bãi rác Đa Phước cứ tăng lên mỗi năm nhưng tình trạng ô nhiễm mùi hôi chưa biết đến khi nào mới chấm dứt. Thậm chí, nguy cơ ô nhiễm còn tăng lên do bãi chôn lấp ngày càng cao, mức độ phát tán mùi hôi sẽ càng rộng” - một chuyên gia về môi trường phân tích.
 
Theo tài liệu do chúng tôi thu thập được, tính đến thời điểm đóng cửa bãi rác Phước Hiệp (năm 2015), Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM và đơn vị liên danh (một công ty của Hàn Quốc) đã bỏ ra khoảng 400 tỷ đồng để xây dựng bãi chôn lấp rác mới số 3 (dự kiến để tiếp nhận 3.000 tấn rác tại bãi số 1 và số 2 ở khu Phước Hiệp). Tuy nhiên, bãi chôn lấp mới này khi sắp hoàn thành đã phải đóng cửa để chuyển hết lượng rác đang tiếp nhận ở khu Phước Hiệp về khu Đa Phước. 
 
Theo phân tích của một số chuyên gia môi trường, việc đóng cửa bãi chôn lấp số 3 ở Phước Hiệp để chuyển 3.000 tấn rác đang xử lý ở đây về Đa Phước vừa khiến số tiền xử lý tăng lên, vừa gây lãng phí về đầu tư, đồng thời còn gây nguy cơ gia tăng ô nhiễm. Đó là chưa nói đến việc TP.HCM phải hoàn trả lại số tiền cho nhà đầu tư đã bỏ ra để xây dựng bãi chôn lấp số 3 ở khu Phước Hiệp.
 
“Một nghịch lý nữa là việc dồn một lượng rác lớn về khu Đa Phước sẽ làm cho chủ trương kêu gọi đầu tư dự án đốt rác phát điện để hạn chế ô nhiễm từ chôn lấp rác theo chủ trương của Thành ủy và UBND TP.HCM gặp khó khăn. Vì theo đơn giá trong hồ sơ kêu gọi đầu tư đốt rác phát điện do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phát hành, chi phí xử lý rác cũng vào khoảng 22 USD/tấn rác. Mức giá này chỉ tương đương với chi phí chôn lấp ở bãi rác Đa Phước, trong khi tiền đầu tư xây dựng nhà máy đốt rác phát điện cao hơn nhiều so với chi phí xây dựng bãi chôn lấp rác như ở Đa Phước” - một nhà đầu tư về xử lý rác phát điện phân tích thêm. 
 
Những[-]nghịch[-]lý[-]quanh[-]mùi[-]rác[-]thối[-]ám[-]ảnh[-]ở[-]nam[-]Sài[-]Gòn
So sánh tiền chi cho xử lý rác của các nhà máy với bãi chôn lấp rác Đa Phước của Công ty VWS
Những[-]nghịch[-]lý[-]quanh[-]mùi[-]rác[-]thối[-]ám[-]ảnh[-]ở[-]nam[-]Sài[-]Gòn
Chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác ở TP.HCM

Bãi rác Đa Phước bao giờ chuyển đổi công nghệ?
 
Hiện nay, tổng lượng rác phát sinh ở TP.HCM là hơn 9.100 tấn/ngày. Trong đó, bãi rác Đa Phước tiếp nhận 6.100 tấn/ngày, còn lại chuyển giao cho hai nhà máy xử lý rác làm phân compost ở khu Phước Hiệp (Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần Vietstar).
 
Từ năm 2017, UBND TP.HCM có chủ trương kêu gọi đầu tư thực hiện dự án đốt rác phát điện (công suất 2.000 tấn/ngày ở khu Phước Hiệp), đồng thời yêu cầu các đơn vị đang xử lý rác hiện hữu phải chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp hoặc làm phân compost sang đốt rác phát điện. Đến nay, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, dự kiến trong quý IV/2019, Công ty Vietstar sẽ khởi công xây dựng nhà máy để chuyển đổi công nghệ sang đốt rác phát điện; Công ty Tâm Sinh Nghĩa cũng đang lập dự án để chuyển đổi công nghệ tương tự.
 
Đối với Công ty VWS (chủ đầu tư bãi rác Đa Phước), từ năm 2017, UBND TP.HCM đã yêu cầu chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp sang đốt rác phát điện, giảm dần diện tích chôn lấp nhưng đến nay, vẫn chưa biết đến khi nào, chủ đầu tư bãi rác này mới chuyển đổi công nghệ. Trong một báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng chỉ đề cập đến dự án chuyển đổi công nghệ sang đốt rác phát điện của Công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa, không thấy đề cập đến việc chuyển đổi công nghệ ở khu chôn lấp rác Đa Phước.
Mùi hôi tăng nhưng chưa... phức tạp (!)
 
Trong báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi đề cập vấn đề an ninh trật tự liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn ở TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM viết: “Hiện nay, vấn đề này chưa đến mức phức tạp. Tuy nhiên, các khu xử lý chất thải rắn của TP.HCM (Phước Hiệp, Đa Phước) với công nghệ xử lý cũ, vấn đề ô nhiễm mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống luôn được người dân quan tâm, phản ánh. Mức độ phản ánh ô nhiễm mùi hôi qua các năm ngày càng nhiều hơn do lượng rác của TP.HCM tăng, làm tăng mức độ, phạm vi ô nhiễm mùi hôi…”.
(Theo Báo Phụ Nữ TP.HCM )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những nghịch lý quanh mùi rác thối ám ảnh ở nam Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI