Môi trường » Chất thải
Nhiều khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
(08:07:44 AM 01/06/2013) Tổ 4, xã Phú Xuân (TP. Thái Bình) có lẽ là khu dân cư duy nhất của tỉnh Thái Bình bao bọc 4 xung quanh bởi các nhà máy xí nghiệp. Ông Trần Dũng - một người dân sống tại đây cho biết: kể từ khi 2 khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh ra đời, người dân ở đây luôn trong tình cảnh "ngày đêm sống chung với ô nhiễm". Con sông Bạch trước kia vốn hiền hòa, thân thiện với cư dân nơi đây, nhưng giờ nó đã trở thành mối đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống của người dân bởi nước thải từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chảy ra sông bốc mùi, nhất là vào những ngày nắng nóng.
Ông Trần Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình cho biết, theo quy định, các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung và bãi chứa rác thải rắn nhưng trên thực tế trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 khu công nghiệp tuân thủ quy định này. Đó là khu xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh vừa được tỉnh đầu tư xây dựng mới và đưa vào vận hành từ một năm nay, công suất gần 4.600 m3/ngày đêm, chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, khu xử lý nước thải hoạt động ổn định, đảm bảo thu gom và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và một phần khu công nghiệp Phúc Khánh đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải vào sông Bạch. Sắp tới, khu xử lý nước thải này sẽ tiếp nhận thêm việc thu gom và xử lý nước thải cho cả cụm công nghiệp Phong Phú (Tp Thái Bình).
Khu công nghiệp Phúc Khánh được đầu tư xây dựng một khu xử lý nước thải tập trung, công suất 3.700 m3/ngày đêm của Công ty Cổ phần phát triển khu công nghiệp Đài Tín đưa vào vận hành từ cuối năm 2005, nhưng nước thải sau xử lý không đạt chuẩn, sau đó Công ty này đã phải cải tạo lại khu xử lý nước thải tập trung và mới được UBND tỉnh cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi từ tháng 12/2012. Ngoài khu xử lý nước thải tập trung của Công ty Đài Tín, hiện khu công nghiệp này còn có 2 trạm xử lý nước thải nội bộ của Công ty TNHH may NienHsing Việt Nam (đi vào hoạt động năm 2008) và Công ty TNHH công nghiệp Sheng Fang (hoạt động từ 2010) đảm bảo thu gom và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải vào công trình thủy lợi.
Nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thái Bình chưa xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, nguyên nhân là bởi kinh phí rất tốn kém. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng khác nhau nên vấn đề xử lý nước thải cũng không hề đơn giản. Ngoài ra, tình trạng trốn tránh việc xử lý nước thải của các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến làm cho môi trường sống quanh các khu công nghiệp bị ô nhiễm. Vì thế nước thải chưa qua xử lý hoặc chưa đạt tiêu chuẩn vẫn được đổ thẳng ra các kênh mương, sông ngòi gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chỉ tính riêng ở khu công nghiệp Phúc Khánh, cả ba loại chất thải (nước, khí và chất rắn) đều phải quan tâm và cần có giải pháp thích hợp, đồng thời giám sát chặt chẽ việc vận hành hệ thống xử lý của doanh nghiệp để phòng ngừa ô nhiễm môi trường khu vực.
Tại cuộc họp với các ngành bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn mới đây, tỉnh Thái Bình giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, tính toán phương án huy động các nguồn lực để xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đối với các cụm công nghiệp, tỉnh yêu cầu mỗi huyện, thành phố lựa chọn một cụm công nghiệp huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng; trong đó, có khu xử lý nước thải để thu hút đầu tư. Với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có khu xử lý nước thải thì chỉ tiếp nhận những dự án có lượng nước, khí thải thấp trong ngưỡng cho phép, kiên quyết không tiếp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện và cam kết thời gian hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và khu xử lý nước thải tập trung, làm cơ sở xem xét chấp thuận đầu tư xây dựng các dự án mới sau khi đã có khu xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, thậm chí sẽ đóng cửa và di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…