»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:05:37 PM (GMT+7)

Lâm Đồng:Người dân khổn đốn vì nước thải bẩn

(22:18:03 PM 01/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Những ngày qua nhiều hộ dân ở huyện Đức Trọng khốn khổ vì mùi hôi thối thải ra từ Công ty TNHH Hồ Phượng chuyên chế biến cà phê tươi, mức độ ô nhiễm ngày càng nặng hơn khiến người dân phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền.

Lâm[-]Đồng:Người[-]dân[-]khổn[-]đốn[-]vì[-]nước[-]thải[-]bẩn

Nước trong ao gia đình ông Hoàng Văn Hải đem ngòm cá chết theo hàng loạt

 

Hiện nay trên đại bàn các các thôn C’rê Đăng, Bon Rơm và Lạch Tông thuộc xã N’Thôn Hạ huyện Đức Trọng ( Lâm Đồng) người dân rất bức xúc việc Công ty TNHH Hồ Phượng xả thải ra môi trường, khiến cho nguồn nước cũng như không khí nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

“Cách đây vài tuần, khoảng 300kg cá của gia đình tôi đột nhiên lăn ra chết trắng chỉ trong một đêm, giếng nước của gia đình thì nước đen ngòm không thể dùng được, sực mùi hôi từ chất thải cà phê”, Ông Hoàng Văn Hải, thôn S’rê Đăng, xã N’ Thol Hạ, huyện Đức Trọng bức xúc cho biết.

Ông Hải cũng cho biết thêm, hơn một tháng nay vì nước trong giếng nhà ông bị nhiễm “bẩn” nên gia đình ông phải đi xin nước từ các hộ cách đó cả chục cây số về dùng, không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà mùi hôi thối nồng nặc thế này rất khó chịu ảnh hướng lớn đến đời sống của bà con chúng tôi nơi đây, đặc biệt là trẻ con “chúng phát bệnh vì mùi ôi thối nồng nặc quá”.

Anh Nguyễn Văn Trường, một người dân sống ở khu vực bị ảnh hưởng cho biết, gia đình anh có 3 con nhỏ, do mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, anh phải thuê trọ ở thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng, Lâm Đồng) cho các con ăn học, ban ngày chúng tôi vẫn ở nhà trong xã để sản xuất nông nghiệp, tối trở ra thị trấn với các con.

Trước thực tế đó, nhiều bà con quanh khu vực công ty này sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ, đã có nhiều gia đình có con nhỏ dưới 10 tuổi mang đi gửi người quen trên thị trấn Liên Nghĩa, có gia đình còn thuê trọ nơi khác để ở vì có còn quá nhỏ.

Bà Đinh Nguyễn Thùy Dung, Phó giám đốc điều hành nhân sự công ty TNHH Hồ Phượng thừa nhận, về phía Công ty có đê chất thải chưa qua xử lý chảy ra môi trường bên ngoài nhưng đó là do sự cố.

“Ngày 8/12 vừa qua, do bể chứa nước thải bị vỡ nên nước thải đã đẩy tự do ra ngoài. Ngay sau sự cố đó, Công ty chúng tôi đã tiến hành khắc phục bằng việc gia cố và xây thêm bể chứa nước thải mới”, bà Dung cho biết thêm.

Cũng thực trạng trên, như trước đây Dân trí đã phản ánh, Công ty bia rượu Đà Lạt Dalatbeco xả thải bẩn ra hồ Dã Chiến. Khoảng giữa tháng 12 năm 2014, nhiều hộ dân sống quanh khu vực hồ Dã Chiến, thấy dòng nước từ màu xanh chuyển sang đen ngòm bất thường, cá trong hồ chết nổi trắng trên mặt nước.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, Sở Tài nguyên và Môi trưởng huyện Đức Trọng đã xuống kiểm tra và xác nhận nước hồ S’rê Đăng có màu đen bất thường, nhiều vị trí nước có màu đồng đen, bốc mùi hôi thối giống như mùi nước thải từ cà phê. Đoàn này có kiểm tra thêm gần 5 ha hoa màu có người dân và xác định có dấu hiệu chết bất thường do dùng nước tưới từ hồ C’rê Đăng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cũng đã xuống tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lỗi vi phạm ở Công ty TNHH Hồ Phượng. Cụ thể, Công ty này chưa có giấy phéo xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện công ty xả thải trực tiếp ra môi trường.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, đoàn lại ghi nhận thấy có dấu hiệu công ty xả nước thải chưa qua xử lý. Theo đó, phía sau điểm xả thải của công ty có nhiều vệt đen khô đọng lại dọc bờ kênh thủy lợi. Qua đó, đoàn Sở nhận định nước thải đã qua xử lý của Công ty TNHH Hồ Phượng vẫn có màu đen và có mùi đặc trưng của nước thải chế biến cà phê chưa qua xử lý.

Được biết, năm 2012, Công ty TNHH Hồ Phượng cũng bị UBND huyện Đức Trọng xử phạt 14.500.00 đồng về hành vi liên quan tới hoạt động xử lý nước thải.



Lâm[-]Đồng:Người[-]dân[-]khổn[-]đốn[-]vì[-]nước[-]thải[-]bẩn
Bể chứa nước thải của Công ty TNHH Hồ Phượng

Lâm[-]Đồng:Người[-]dân[-]khổn[-]đốn[-]vì[-]nước[-]thải[-]bẩn

Khu vực bên trong bể nước thải Công ty TNHH Hồ Phượng là một màu đen ngòm

Ngọc Hà/ DT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng:Người dân khổn đốn vì nước thải bẩn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI