»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:06:36 AM (GMT+7)

Hà Nội: Kinh hoàng ruồi từ bãi rác Nam Sơn "tấn công" nhà dân Tin ảnh

(21:46:13 PM 20/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Ruồi từ bãi rác Nam Sơn bay rất nhiều vào nhà dân, buộc người địa phương phải chặn không cho xe chuyên dụng chở rác vào bãi đổ.

[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân

Ruồi dính bẫy dày đặc trên bàn nước của nhà dân gần bãi rác Nam Sơn- Ảnh Minh Chiến

 

Khoảng 1 tuần trở lại đây, người dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) bị ruồi tấn công khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân tại 3 xã này cho rằng, ruồi tấn công khu dân cư phát sinh từ Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (còn gọi là bãi rác Nam Sơn, nằm trên địa bàn 3 xã nói trên).
 
Chiều 19.7, phóng viên đã có mặt tại các xã này để ghi nhận tình trạng rất nhiều ruồi "tấn công" nhà dân. Tại xã Hồng Kỳ, người dân miêu tả ruồi nhiều đến mức như rải đỗ đen ra sân, sàn nhà.
 
"Ruồi từ bãi rác bay vào nhà dân rất nhiều, chúng tôi phải đóng kín cửa cả ngày nhưng cũng không ngăn được" vừa nói anh Vũ Văn Hùng (43 tuổi, ở xã Hồng Kỳ) cho biết.
 
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Ruồi dính bẫy dày đặc ở các nhà dân gần bãi rác Nam Sơn
 
Vừa chỉ tay vào miếng dán ruồi đặc kín đặt trên mặt bàn, anh Hùng cho biết, trước đây ruồi cũng có ở khu dân cư nhưng rất ít, khoảng 1 tuần trở lại đây, ruồi bay vào nhà rất nhiều khiến người dân không chịu nổi. Các hộ dân phải mua miếng dán ruồi về đặt khắp nhà để khắc phục. Chỉ sau khoảng 30 phút, miếng dán đã dính ruồi dày đặc.
 
Anh Vũ Văn Hùng chia sẻ thêm, đến bữa ăn mới thấy hết cái khổ khi ruồi quá nhiều. "Vừa đặt mâm thức ăn xuống, ruồi đã bâu kín đen", anh Hùng kể. Theo người đàn ông này, đến bữa ăn, gia đình anh phải bật nhiều quạt ở trong phòng khách, đuổi ruồi ra ngoài và đóng kín cửa mới dám ăn cơm.
 
Kế bên nhà anh Hùng, 2 hộ dân đóng cửa im lìm cả ngày vì sợ ruồi tấn công vào nhà. Phía trước các bậc tam cấp, chủ nhà cũng để sẵn nhiều miếng dán để bẫy ruồi, bên trên ruồi đã dính dày đặc. "Mấy ngày này, trẻ con trong thôn đều phải chơi trong nhà, đóng kín cửa. Thậm chí, đến bữa ăn của các cháu, chúng tôi phải mắc màn để ăn, không thì ruồi vào phủ kín cả thức ăn", một người dân xã Hông Kỳ bức xúc nói.
 
Cùng chung tình trạng bị ruồi tấn công vào nhà, chị Nguyễn Thị Huyền (43 tuổi, ở xã Nam Sơn), nhà cách bãi rác Nam Sơn khoảng 250, cho biết: "Khủng khiếp lắm chú ạ, ruồi bu kín đen cả sân, cả bàn ghế trong nhà!". Người phụ nữ này ở nhà cũng phải bịt khẩu trang kín mít.
 
Người dân các xã này bày tỏ lo lắng nếu cơ quan chức năng không có các biện pháp xử lý kịp thời, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy cơ xảy ra dịch bệnh do ruồi.
 
Chặn đường không cho xe chở rác vào bãi
 
Trước tình trạng ruồi tấn công vào khu dân cư quá nhiều, khoảng 3 ngày nay, người dân xã Nam Sơn, Hồng Kỳ đã chặn đường không cho các xe chuyện dụng chở rác vào bãi. Người dân tại đây cho rằng, bãi rác Nam Sơn là nguyên nhân khiến ruồi phát sinh nhiều, bay hết vào khu dân cư.
 
Theo quan sát của phóng viên, trên trục đường dẫn vào cổng bãi rác, người dân xã Nam Sơn dựng rạp bên đường để ngăn không cho các xe chở rác vào bãi. Chiều 19.7, tại khu vực sát cổng bãi rác, người dân vẫn tập trung khá đông để chặn xe.
 

[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân

Người dân xã Nam Sơn dựng rạp lập chốt chặn không cho xe chở rác vào bãi đổ
 
Cách điểm dựng rạp của người dân khoảng 500 m, nhiều xe chở rác phải dừng lại xếp hàng bên đường do không thể đi vào bãi để đổ rác. Cánh tài xế xuống xe, ngồi nép vào lề đường chờ cơ quan chức năng giải quyết vụ việc.
 
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội thừa nhận có tình trạng người dân chặn đường, không cho xe chuyên dụng chở rác vào bãi Nam Sơn để phản ánh việc khu dân cư bị ruồi bay vào quá nhiều.
 
Trước việc người dân chặn xe đổ rác, lãnh đạo đơn vị này cho biết, tạm thời mỗi ngày đơn vị phải di chuyển khoảng 1.200 tấn rác của 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đến một bãi rác khác. 
 
Cũng trong chiều 19.7, người dân xã Hồng Kỳ đã có cuộc họp với các cơ quan chức năng ngay tại xã về tình trạng nêu trên. 
 
Một số hình ảnh về ruồi "tấn công" khu dân cư do PV ghi lại:
 
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Ruồi dính bẫy dày đặc, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Trên bàn ăn, các miếng dính ruồi đều đen kịt
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Theo người dân, tình trạng ruồi bay vào nhà nhiều xảy ra khoảng 1 tuần trở lại đây
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Chỉ đặt 30 phút, các miếng dính đã đen kín ruồi
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Một cửa hàng bán tạp hóa gần bãi rác Nam Sơn bị ruồi tấn công, bu kín hàng hóa
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Anh Hùng, nhà ở ngay cạnh bãi rác Nam Sơn ngao ngán nhìn ruồi bay vào nhà
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Thức ăn được úp lồng bàn cẩn thận nhưng ruồi vẫn bu kín bên ngoài
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Chị Huyền (ở xã Nam Sơn) cho biết miếng dính ruồi này vừa đặt hơn 30 phút đã kín đặc
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Nhà dân đóng cửa im lìm cả ngày vì sợ ruồi bay vào nhà
[-]Kinh[-]hoàng[-]ruồi[-]từ[-]bãi[-]rác[-]Nam[-]Sơn[-]"tấn[-]công"[-]nhà[-]dân
Chiều 19.7, nhiều xe rác buộc phải đỗ bên đường do người dân không cho vào bãi để đổ.
Theo TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội: Kinh hoàng ruồi từ bãi rác Nam Sơn "tấn công" nhà dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI