»

Thứ sáu, 22/11/2024, 15:27:14 PM (GMT+7)

Hà Nam: Một xã có 2 trạm xử lý nước thải tiền tỷ không hoạt động

(10:38:10 AM 08/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng là một xã đa nghề của tỉnh Hà Nam với các nghề truyền thống như dệt, mộc, mây giang đan, đúc, gò hàn, khảm trai... Trong xu thế phát triển kinh tế làng nghề đã kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường mà chính người dân nơi này phải gánh chịu.

Trước thực trạng này, năm 2010 xã Nhật Tân đã được đầu tư xây dựng 2 trạm xử lý nước thải với tổng công suất thiết kế tối đa 320 m3/ngày đêm để giải quyết phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống cho người dân. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ khi các trạm này được khánh thành, chưa lần nào họ thấy trạm hoạt động. 

 


                                                          Ảnh: minh họa.

Các trạm xử lý nước thải tại Nhật Tân được đầu tư với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng từ nguồn vốn của Văn phòng hỗ trợ Chương trình DCE của Chính phủ Đan Mạch. Đây là 2 trạm trong nhiều trạm xử lý nước thải thuộc hợp phần "Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo" được đầu tư tại Hà Nam, đưa vào sử dụng từ tháng 12/2010 với mục đích xử lý nước thải cho 5 xóm làng nghề Nhật Tân. Trong khi trạm xử lý nước thải tại các địa phương khác hoạt động hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường sống của người dân thì tại Nhật Tân, một khu vực tổng hợp rất nhiều nguồn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt thì trạm lại đóng cửa triền miên. 


Theo phản ánh của nhiều hộ dân sống quanh khu vực các trạm xử lý nước thải gồm một trạm ngay sát trụ sở UBND xã Nhật Tân có công suất từ 90 - 120 m3/ngày đêm, một trạm cách đó khoảng 300 mét có công suất từ 160 - 200 m3/ngày đêm thì từ khi được khánh thành, ít khi thấy người của xã đến vận hành trạm, đồng nghĩa với việc trạm không hoạt động. Anh Dương Văn Bình - một người làm nghề cắt tóc lâu năm tại đây cho biết, chưa bao giờ thấy trạm có dấu hiệu hoạt động, lúc nào cũng trong tình trạng đóng cửa im ỉm. 


Quan sát tại các trạm xử lý nước thải, điều dễ nhận thấy nhất là công trình không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đã bị xuống cấp, các cánh cổng được khóa, ổ khóa đã bị hoen gỉ. Đường dẫn vào trạm và khuôn viên bên trong không được dọn dẹp thường xuyên đã phủ đầy rêu và cây cỏ. 


Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Tình - Chủ tịch UBND xã Nhật Tân cho rằng, hoạt động của trạm không như người dân phản ánh. Do đây là mùa khô nên trạm ít hoạt động hơn mùa mưa, không phải hoàn toàn là không hoạt động. Với tổng công suất thiết kế 320 m3/ngày đêm, trạm dư sức xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của 5 xóm làng nghề.

 

Tuy nhiên, ông Tình lại cho rằng từ khi xã Nhật Tân nhận tiếp quản 2 trạm xử lý nước thải từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam thì xã không nhận được bất kỳ khoản kinh phí nào để duy trì hoạt động các trạm. Theo dự trù của UBND xã Nhật Tân, để vận hành các trạm này một cách thường xuyên, liên tục cần kinh phí khoảng 5 triệu đồng/tháng gồm tiền mua hóa chất, tiền điện, nhân công...

 

Nhưng hiện nay, nguồn kinh phí không có, cũng không thể huy động được từ người dân. Ông Tình còn cho biết, trong các trận mưa lớn vào tháng 4/2012, sét đã đánh trúng các trạm làm hỏng đồng hồ điện của một trạm, trạm còn lại thì bị hỏng rơ - le trong máy, từ đó đến nay các trạm không thể hoạt động cũng bởi lý do này. Điều này đã được xã phản ánh đến đơn vị chủ đầu tư là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. 


Như vậy, tại Nhật Tân đang tồn tại một thực trạng đáng buồn trong việc xử lý nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt xoay quanh kinh phí và trách nhiệm. Trong khi địa phương loay hoay tìm nguồn vốn duy trì hoạt động các trạm, thì các cơ quan chức năng lại chậm khắc phục sự cố. Để rồi các công trình tiền tỷ phải "đắp chiếu" gây lãng phí lớn, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân, những người được hưởng lợi từ dự án.

(Nguồn: TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nam: Một xã có 2 trạm xử lý nước thải tiền tỷ không hoạt động

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI