Môi trường » Chất thải
Độc đáo hội nhặt rác ở hồ Gươm
(11:19:36 AM 13/08/2011)
Cái tên nói lên… nhiệm vụ
Ra đời vào tháng 3/2011, “nhặt rác hồ Gươm” là hội tụ ý tưởng của các bạn sinh viên trong câu lạc bộ Tình nguyện trẻ vốn yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường. Không chỉ thu hút các bạn sinh viên, hội còn thu nạp rất nhiều thành viên ít tuổi mới học cấp 2, cấp 3.
Hội nhặt rác hồ Gươm (Ảnh: ĐT) |
Bạn Mai Thủy (sinh viên năm 3, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), một trong những thành viên cốt cán của hội cho biết: “Hội của chúng mình hoạt động với mục đích tuyên truyền là chủ yếu. Tất cả chúng mình đều mong rằng với việc làm này sẽ kêu gọi được mọi người không vứt rác bừa bãi ở xung quanh hồ cũng như biết cách bảo vệ môi trường hơn.”
Mỗi tuần hội Nhặt rác hồ Gươm offline một tuần. Thời gian đầu hội phân chia các thành viên cạo sạch các dòng chữ viết bậy trên tháp Hòa Phong và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của du khách nước ngoài. Hiện nay, hoạt động của hội chủ yếu là nhặt rác vòng quanh hồ và khu vực tượng đài Lý Thái Tổ để giúp “trái tim của Hà Nội” ngày càng xanh – sạch – đẹp và thân thiện hơn.
Với mỗi lần offline, đội “nhặt rác trẻ” này thu hút được khoảng 15 thành viên tham gia. Vào những ngày lạnh trời, đội có mặt ở bờ hồ vào 9h sáng chủ nhật, đến mùa hè, hội họp sớm hơn (vào 8h) sau đó cùng nhau nhặt rác. Những hôm nào có đông thành viên tham gia hơn thì hội sẽ phân thành hai đội nhỏ, đi nhặt rác theo hai hướng và cuối cùng là gặp nhau ở tượng đài Lý Thái Tổ.
Dụng cụ của hội cũng rất đơn giản, gồm có găng tay cao su và túi nilon. Tất cả dụng cụ này đều do thành viên của câu lạc bộ Tình nguyện trẻ quyên góp và tự mua.
Không đánh vào ý thức bảo vệ môi trường của mọi người, câu lạc bộ Handmade Việt Nam được thành lập với mục đích “nhỏ bé” hơn: tạo một sân chơi mới cho các tín đồ handmade. Với gần 300 lượt người like trên Facebook, 50 thành viên tích cực, hoạt động của hội ngày càng rầm rộ và thiết thực hơn.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập trang này, Trịnh Trà My (sinh viên năm 3, trường Đại học Mỹ Thuật) nói: “Mình tiếp cận và làm đồ handmade từ rất lâu rồi nên mình thấy rõ rằng kinh nghiệm làm đồ handmade đều do các bạn tự học thông qua hình vẽ hoặc clip trên mạng, còn việc gặp gỡ, giao lưu giữa các tín đồ handmade hầu như là không. Vì thế, mình lập ra hội này để tạo sân chơi và gắn kết những bạn trẻ có cùng đam mê”.
Cứ cách một tuần thì câu lạc bộ offline một lần, mỗi lần thu hút khoảng 20 thành viên, ngoài các bạn nữ yêu thích đồ handmade thì còn có rất nhiều tín đồ handmade là các bạn nam cũng rất chăm chỉ đi offline và cặm cụi từ đầu đến cuối buổi để cho ra sản phẩm handmade cuối cùng.
Địa điểm họp hội thường là tại các quán cà phê, mỗi lần offline sẽ liên quan đến một loại nguyên liệu handmade nào đó như giấy, đất sét... Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm đủ các nguyên liệu, admin của hội sẽ kêu gọi và mời các shop chuyên bán nguyên liệu handmade tham gia rồi bán trực tiếp cho các thành viên với mức giá “mềm” hơn. Các thành viên cũng hoàn toàn có thể mua chung để tiết kiệm “ngân phiếu”.
Kết nối trẻ bằng đam mê, sở thích
Với 13.700 lượt like, hội những người thích đi phượt và lang thang chụp ảnh cũng là một trong số những hội hay ho và hữu ích dành được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ thích du lịch khám phá.
Ảnh offline và sản phẩm của CLB handmade Việt Nam (Ảnh: ĐT) |
Có thể thấy những hội này được thành lập hoàn toàn tự phát nhưng hoạt động thì rất quy củ và hữu ích đối với xã hội. Nó khác biệt hoàn toàn với các hội anti, hoặc các hội thành lập chỉ mang tính phong trào. Tham gia những hội hay ho này, các thành viên có thể kết nối với nhau bằng chính đam mê, sở thích, chia sẻ những kỷ niệm vui buồn khó quên.
Như một số thành viên của hội Nhặt rác hồ Gươm đã rất nhiều lần cảm động khi được người dân khen ngợi và đòi bắt tay bằng được đôi bàn tay đeo găng cao su nhem nhuốc của các bạn, hoặc có người thì chạy ra ủng hộ động viên, tham gia nhặt rác cùng.
Bạn Nguyễn Ánh Diệp (lớp 11, trường THPT Thượng Cát), thành viên của hội chia sẻ: “Dù mới biết đến hội và tham gia chưa được bao lâu song em thấy đây là hoạt động rất thú vị, hữu ích của giới trẻ đối với môi trường. Em thực sự mong muốn có thể gắn kết mãi mãi”.
Còn Hiền Mai (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), thành viên của hội phượt thì niềm nở: "Mỗi lần tham gia một hành trình du lịch là biết bao niềm vui và bất ngờ. Đó là những lúc trục trặc xe cộ, biện pháp xử lý chúng ra sao, là lửa trại và nhảy múa… Mỗi chuyến đi ấy luôn đầy ắp kỷ niệm.”
Không chạy theo sự a - dua hay những comment mang tính kích bác bề nổi, những bang hội như Nhặt rác hồ Gươm, hội Những người thích phượt và tham gia chụp ảnh, câu lạc bộ Handemade Việt Nam… đang tạo ra một bức trang sáng màu trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều hội tiêu cực đua nhau “chào đời” trên Facebook.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…