»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:03:22 PM (GMT+7)

Đô thị hóa và nỗi lo về rác

(09:48:40 AM 20/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Tại các đô thị lớn “đất chật người đông” như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, … thì rác thải sinh hoạt đang là bài toán đau đầu cần phải tìm ra phương pháp xử lý triệt để, giảm thiểu gánh nặng cho môi trường.

Đô[-]thị[-]hóa[-]và[-]nỗi[-]lo[-]về[-]rác

Những đống rác “xếp hàng” chờ được thu gom


Đô thị hóa đến chóng mặt…

Tính đến 01/01/2014, dân số Việt Nam đạt 90.493.352 người. Trong đó, tỉ lệ dân số sống ở thành thị đạt 33.1% (tương đương với gần 30 triệu người) và tỉ xuất dân số thành thị tăng 3.3% hàng năm (2009- 2014). Việc tăng nhanh dân số thành thị chủ yếu do quá trình di cư và đô thị hóa biến nhiều khu vực nông thôn trở thành những khu đô thị mới.

Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta diễn ra với tốc độ khá nhanh (khoảng 1%/ năm). Theo các chuyên gia nhận định, quá trình đô thị hóa của nước ta chủ yếu dựa quá nhiều vào mong muốn chủ quan của giới quản lý và bằng các quyết định hành chính, nhân khẩu thành thị phát triển nhanh hơn so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, rất nhiều diện tích đất nông nghiệp trở thành đất đô thị nhờ các quyết định .Việc đô thị hóa gia tăng một cách cơ học sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng đô thị không cao, quản lý đô thị gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Điều này không chỉ thể hiện ở chất lượng sống mà còn gây ra nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng môi trường đô thị, khi mà tỉ số người gia tăng cũng tỉ lệ thuận với số rác thải được tạo.

 

Đô[-]thị[-]hóa[-]và[-]nỗi[-]lo[-]về[-]rác


Nếu không lo rác sẽ ngập đầu…

Tại các khu dân cư, rất dễ bắt gặp những đống rác to, nhỏ tại đầu ngõ, chân cột điện, ngổn ngang, chồng chất như những bãi rác mini. Buổi chiều tối hoặc đêm muộn là thời gian cao điểm cho vệc thu gom rác. Không khó để thấy những xe rác lúc nào cũng đầy ú hụ, nối đuôi nhau dài cả một đoạn đường chờ xe gom rác luân phiên đến chở đi. Những công nhân vệ sinh môi trường luôn làm việc hết công suất nhưng lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Tuy nhiên đó chỉ là một phần lớn rác thải may mắn được thu gom lại, còn một phần không nhỏ rác thải vẫn chưa được thu gom lại và vẫn “lộ thiên” tại rất nhiều nơi như kênh, mương, bãi đất hoang, bãi

Theo thống kê hiện nay, còn đến 15-17% rác thải tại các đô thị chưa được thu gom, tỉ lệ này với các đô thị loại IV và V có thể còn cao hơn nhiều, nếu tính bình quân chỉ số phát sinh chất thải rắn (CTR) đô thị theo đầu người là 1.2kg/người/ngày, thì với gần 30 triệu dân sống tại các đô thị, hàng ngày lượng CTR đô thị phát sinh khoảng 36.000 tấn/ngày trong đó trên 5.800 tấn không được thu gom trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường đô thị, đó là chưa kể đến CTR cho dù đã được gom nhưng chủ yếu vẫn chỉ xử lý bằng chôn lấp thô sơ. Hầu hết chưa có những kế hoạch quy mô để tổng xử lý, cũng như tái chế rác nhằm tận dụng triệt để nguồn lợi từ rác.
 

Đô[-]thị[-]hóa[-]và[-]nỗi[-]lo[-]về[-]rác

Công việc thu gom rác luôn luôn là quá tải


Việc xử lý rác chỉ mang tính chất “giải quyết phần ngọn” sẽ không lâu dài, không có các giải pháp đồng bộ cả ở tầm vi mô và vĩ mô trong thời gian tới đây sẽ gây tác động không nhỏ đến sức khỏe dân cư, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước.

Ở tầm vi mô, việc xử lý tận gốc rác thải sinh hoạt sẽ dễ dàng hơn nếu có sự cố gắng từ chính nguồn phát sinh- người dân. Tích cực giảm thiểu tối đa số lượng rác thải ra, tích cực phân loại rác theo tiêu chuẩn 3-R, đổ rác đúng nơi quy định đồng nghĩa với việc áp lực trong việc thu gom, xử lý rác sẽ được giảm xuống.

 Đối với những hoạch định ở tầm vĩ mô, đi đôi quá trình kiến thiết đô thị hóa cũng cần phải chú trọng đến các công trình, kế hoạch để xử lý rác, khống chế thải lượng của tất cả các nguồn phát thải trong đô thị thông qua các giải pháp kỹ thuật (xử lý tại nguồn); xử lý tập trung; nếu tổng thải lượng đã đến giới hạn thì không cấp phép các nguồn thải mới. Di dời nhanh chóng hiệu quả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, quy hoạch các khu công nghiệp tập trung… Tận dụng rác để tái chế, tái xử  dụng hoặc làm phân bón sinh học….



Đô[-]thị[-]hóa[-]và[-]nỗi[-]lo[-]về[-]rác

Những bãi rác mini “trường tồn” cùng thời gian.

PHƯƠNG THẢO /Tinmoitruong.vn
Từ khóa liên quan: Đô thị hóa, nỗi lo, về rác
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đô thị hóa và nỗi lo về rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI