Môi trường » Chất thải
Chôn chất thải hạt nhân trong lòng đất ở Châu Á: Không an toàn !
(12:56:55 PM 12/08/2015)Xử lý rác thải từ nhà máy điện hạt nhân luôn là vấn đề gây đau đầu giới chức trách cũng như các nhà khoa học. Các quốc gia châu Á đang theo đuổi chính sách phát triển điện hạt nhân cũng nhức đầu vì nó.
Hàn Quốc mới bắt đầu xử lý rác thải hạt nhân
Với 23 nhà máy điện hạt nhân, cung ứng khoảng 40% nhu cầu năng lượng cho đất nước, việc xử lý rác thải có chất phóng xạ từ các nhà máy này và từ một số ngành công nghiệp khác đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo Hàn Quốc.
Báo Korea Times cho biết hôm 13-7, lô chất thải hạt nhân đầu tiên được đưa xuống cơ sở xử lý dưới lòng đất ở Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang.
Cơ quan Rác thải phóng xạ của Hàn Quốc (KORAD) cho biết tòa hầm chứa của cơ sở xử lý trên hiện chứa 5.032 thùng rác thải từ các nhà máy điện hạt nhân Wolsong và Hanul.
Từ tháng 8-2015, nơi này bắt đầu nhận thêm 4.233 thùng rác thải từ các nhà máy hạt nhân, các ngành công nghiệp có liên quan và bệnh viện ở Hàn Quốc. Cơ sở này được xây dựng xong hồi tháng 6-2014, sau 8 năm thi công với tổng giá trị đầu tư lên đến 1,5 tỉ USD.
Loạt kho chứa rác thải của Hàn Quốc có 6 hầm bán kính 24m, nằm sâu hơn mực nước biển khoảng 80m và có khả năng chứa đến 100.000 thùng rác thải. Khu chứa thứ hai sẽ được hoàn tất vào năm 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu chứa khoảng 125.000 thùng. Công suất xử lý của toàn cơ sở xử lý này có thể là 800.000 thùng.
Nhật chọn kiểu chôn
Nhật Bản có 55 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp hơn 30% tổng lượng điện quốc gia. Nhật cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực châu Á về vấn đề xử lý rác thải hạt nhân.
Từ 30 năm trước, quốc gia này đã nghiên cứu phương pháp xử lý hiệu quả số rác thải hạt nhân theo cách sử dụng tuần hoàn năng lượng hạt nhân (nguồn nhiên liệu hạt nhân sẽ được xử lý hóa học để tái sử dụng).
Loại rác thải không thể "tái chế" được nữa sẽ được xử lý bằng cách "thủy tinh hóa", cho vào thùng bêtông và chôn vĩnh viễn dưới những hầm chứa làm bằng đá hoa cương, nằm ở độ sâu từ 30-1.000m dưới lòng đất. Báo Japan Times cho biết cần phải sử dụng khoảng 220.000 thùng chuyên dụng để đựng rác thải hạt nhân rồi đem chôn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quan ngại rằng phương pháp chôn vĩnh viễn vẫn có thể gây nguy hiểm đối với môi trường sinh thái vì các thùng chứa này có thể bị thẩm thấu.
Dù vậy, giới chuyên gia xử lý rác thải hạt nhân của Nhật Bản đảm bảo các thùng chứa đang sử dụng có dung tích 200 lít, miệng thùng dày đến 20cm, được xử lý cách ly hoàn toàn với môi trường sinh thái.
Người dân Nhật vẫn lo lắng về các sự cố liên quan đến rác thải hạt nhân, nhất là sau thảm họa hạt nhân ở Nhà máy Fukushima Daii-chi bốn năm trước.
Mới đây, giám đốc Cơ quan Giám sát hạt nhân Nhật bản (NRA), ông Shunichi Tanaka, cho rằng những tài liệu sai lệch về rác thải phóng xạ Công ty Nhà máy điện Chugoku trong tháng 6 vừa qua cho thấy ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản vẫn trì trệ trong vấn đề an toàn sau sự cố hạt nhân ở Fukushima.
Trung Quốc làm lò đốt
Theo tài liệu mới nhất từ Hong Kong, Bắc Kinh đang có kế hoạch xây dựng một lò phản ứng nhiệt hạch ở một địa điểm bí mật trong quân khu Tứ Xuyên, một kiểu lò phản ứng có thể đốt chất thải hạt nhân nhằm đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường.
Lò phản ứng này dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2030. Ông Hoàng Hồng Vân, phó giám đốc dự án, cho biết phòng thí nghiệm nghiên cứu của dự án sẽ được xây dựng vào năm 2020.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn đang dùng cách xử lý truyền thống là xử lý chất thải phóng xạ thông thường ở một cơ sở đặt trên mặt đất tại tỉnh Quảng Đông và một cơ sở chôn chất thải dưới lòng đất sâu khoảng 20m ở tỉnh Cam Túc. Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị 3 dự án nhà máy xử lý rác thải hạt nhân ở miền đông, bắc và trung nước này.
Giới chuyên gia đang quan ngại rằng với kinh nghiệm của một quốc gia non trẻ trong quá trình xử lý rác thải hạt nhân, nhất là rác thải có hàm lượng chất phóng xạ cao, thì khó nói trước được cách quản lý rác thải hạt nhân của nước này có hiệu quả hay không.
Một chuyên gia hạt nhân người Trung Quốc tại Công ty tư vấn Ux của Mỹ nhận định “tham vọng xây dựng nhà máy điện nhiệt hạch để đốt rác thải hạt nhân của Trung Quốc khó thành sự thật" bởi nước này tuy có hẳn một chương trình xử lý rác thải hạt nhân từ năm 1985 nhưng vẫn chưa xử lý hiệu quả khối rác thải từ hàng chục nhà máy điện hạt nhân đang vận hành.
Người biểu tình bị cảnh sát chặn lại trước cửa vào Nhà máy điện Sendai ở Kagoshima ngày 9-8 - Ảnh: Reuters
Nhật tái khởi động điện hạt nhân
Hôm qua, Nhật Bản chính thức tái khởi động lò phản ứng số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Sendai. Đã hai năm qua Nhật không sử dụng điện hạt nhân nên quyết định mới này khiến giới kinh tế lạc quan, nhưng trong dư luận vẫn còn nhiều câu hỏi đang được đặt ra.
Theo báo Japan Times, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã vận động để khôi phục ngành năng lượng hạt nhân suốt một năm qua với lý do Nhật đang chịu tốn kém và phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và khí đốt.
Trong khi đó, đa số người Nhật vẫn còn bị ám ảnh bởi thảm kịch sóng thần. Một thăm dò của nhật báo Mainichi Shimbun cuối tuần qua cho thấy có đến 57% người dân phản đối việc tái khởi động Nhà máy Sendai, so với 30% ủng hộ.
Một cuộc tuần hành phản đối đã diễn ra trước Nhà máy Sendai hôm 10-8 với sự tham gia của cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan, người đang tại vị vào thời điểm thảm họa sóng thần năm 2011.
“Theo luật hiện hành, cả Tepco (đơn vị vận hành Nhà máy điện hạt nhân Fukushima) lẫn Kyushu (đơn vị vận hành Sendai) đều không phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của người dân”, cựu thủ tướng Kan nói trước đám đông.
Bên cạnh yếu tố an toàn, báo The Diplomat lại xoáy vào vấn đề kho chất thải hạt nhân của Nhật đang tiếp tục phình ra trong khi chính phủ chưa có chiến lược cụ thể nào để xử lý.
Trang Bloomberg Business gần đây cho biết gần như toàn bộ 17.000 m3 chất thải hạt nhân của Nhật đang nằm trong các kho chứa ngay tại nhà máy điện. Khi Sendai và các lò phản ứng khác khởi động lại trong các tháng tiếp theo, lượng chất độc môi trường này sẽ tiếp tục tăng lên.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thừa nhận trên thế giới chỉ có Phần Lan, Thụy Điển và Mỹ đã đặt nền móng cho các dự án kho chứa chất thải hạt nhân, những nước này có đủ năng lực kỹ thuật và điều kiện địa lý để xử lý. Về lâu dài, các quốc gia khác đều phải đối mặt với bài toán chất thải hạt nhân như Nhật Bản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
- Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường nói việc xử lý rác thải khi F0 "bùng nổ"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…