»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:12:41 PM (GMT+7)

Chất thải y tế là gì?

(07:39:07 AM 20/12/2011)
(Tin Môi Trường) - Các loại chất thải từ các cơ sở y tế thải ra gồm chất thải thông thường, chất thải y tế, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất.
 Chất[-]thải[-]y[-]tế[-]là[-]gì?
Ảnh minh họa
 
 
Chất thải y tế có 5 nhóm, hiện nay mỗi nhóm có một phương pháp xử lý tùy theo điều kiện của mỗi cơ sở y tế
 
Nhóm A gồm chất thải lây nhiễm, biện pháp xử lý nhóm chất thải này được thực hiện bằng cách chôn lấp, dùng lò đốt và đốt ngoài trời.
 
Nhóm B gồm các vật sắc nhọn. Các vật sắc nhọn được phân loại với các chất thải khác ở hầu hết các cơ sở y tế nhưng phần lớn các cơ sở y tế thường không có đủ kinh phí để mua các thùng chứa các vật này. Có cơ sở y tế tái sử dụng các chai nhựa đựng nước uống hoặc các thùng kim loại để chứa kim tiêm, sau đó chôn dưới đất. Tuy nhiên ở một số nơi, các vật sắc nhọn này được thu gom trong các túi nhựa mỏng có thể gây nguy hiểm cho nhân viên xử lý rác thải.
 
Nhóm C gồm chất thải y tế từ các phòng thí nghiệm. Sau khi được khử trùng và tẩy uế, các chất thải y tế này được đốt tại chỗ hoặc ngoài trời. Tuy nhiên rất nhiều cơ sở y tế thiếu các chất tẩy uế cần để khử trùng loại chất thải này.
 
Nhóm D gồm các dược phẩm. Biện pháp hiện nay để xử lý chất thải dược phẩm rắn bằng cách chôn lấp tại chỗ, thải ra nơi thu gom rác công cộng, đốt trong các lò đốt thô sơ và đốt ngoài trời.
 
Nhóm E gồm chất thải bệnh phẩm. Phương pháp hiện nay để tiêu hủy rác mẫu bệnh phẩm bằng cách đốt trong các lò đốt thô sơ, đốt ngoài trời và chôn dưới đất. Tại nhiều cơ sở y tế thường thấy chó và các động vật khác đào các chất thải không được chôn lấp kỹ lên.
 
Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng thải ra các loại chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải.
 
Nghiên cứu về chất thải y tế thấy hầu hết các cơ sở y tế không quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải. Các cơ sở y tế thường thải chất thải lỏng lây nhiễm, máu và các dịch thể vào hệ thống nước thải mà không xử lý và nước thải rò rỉ trực tiếp ra môi trường do các đường ống thoát nước bị hỏng. Ở nhiều cơ sở y tế, nhà vệ sinh của bệnh nhân không có bể phốt và được thải ra mà không qua xử lý và chất thải này có thể rò rỉ trực tiếp vào trong môi trường do hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng. Tại phần lớn các bệnh viện, nhà vệ sinh dành cho bệnh nhân không có hố chứa tự hoại thích hợp và thải ra ngoài mà không qua xử lý khiến cho môi trường vệ sinh trong cơ sở y tế và khu dân cư lân cận bị ô nhiễm. Hầu hết các cơ sở y tế không có đủ ngân sách hoặc cơ sở vật chất để xử lý loại rác thải này.
 
Hiện nay vấn đề chất thải y tế và việc xử lý chất thải là một trọng tâm của ngành y tế đang được tập trung giải quyết để bảo vệ môi trường sống của cộng đồng người dân.
 
Các biện pháp xử lý chất thải thô sơ sẽ được dần dần thay thế bằng những phương pháp công nghệ hiện đại để bảo đảm những tiêu chuẩn yêu cầu cần thiết.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Từ khóa liên quan: Bạn, biết gì , chất thải , y tế
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chất thải y tế là gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI