Môi trường » Chất thải
Chăn nuôi "đầu độc" người dân ở Đồng Nai
(19:50:04 PM 15/12/2015)>>Những dòng "suối phân" ở Đồng Nai
Tại nhiều buổi tiếp xúc cử tri, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đều được người dân địa phương nhắc đến. Các cơ quan chức năng cũng đã xử phạt hành chính các chủ trại chăn nuôi gây ô nhiễm theo “quy chuẩn chung”, nhưng sự tái phạm vẫn diễn ra thường xuyên. Vậy các hộ dân xung quanh khu chăn nuôi phải làm gì với ô nhiễm?
Nước thải tại “hồ lắng” ở một trại heo ở KP.4, phường Long Bình.
* Loay hoay chống ô nhiễm
Nhiều hộ dân ở KP.2 và KP.4, phường Long Bình (TP.Biên Hòa) bức xúc cho biết: “Dù sống giữa thành phố, nhưng hơn 8 năm nay chúng tôi luôn phải khổ sở vì những trại heo ngang nhiên xả phân, nội tạng heo ra cống công cộng gây ô nhiễm môi trường. Những ngày nắng mùi hôi thối bốc lên không ai chịu được, nhà tôi luôn phải đóng cửa kín mít cả ngày, khi ngủ phải đeo khẩu trang. Còn vào mùa mưa, chỉ cần vài cơn mưa kéo dài thì cả con đường đều chịu cảnh ngập. Thanh niên trong xóm phải lội nước mưa lẫn với phân heo để ra cống vớt lòng heo, phế thải từ heo để khơi thông dòng chảy”.
Ở huyện Thống Nhất, các hộ dân sống gần trang trại chăn nuôi cũng vất vả chống chọi với phân heo, phân gà. Bà T.T.M. (ấp Phúc Nhạc 2, xã Gia Tân 3) phản ánh: “Vùng này vốn nổi tiếng về nghề trồng hoa và rau củ, nhưng gần 10 năm nay thì vụ mùa liên tục thất thu. Các trại heo quanh đây lắp cống ngầm rồi xả chất thải trực tiếp ra kênh mương tưới tiêu, khiến cho các vườn tược liền kề liên tục bị hư hại”. Để đối phó, mỗi năm nhà vườn phải xây thêm những hàng gạch để tránh phân heo tràn vào. Nhiều hộ phải đầu tư lại đường tưới tiêu, đắp đất mới cao hơn, làm lại vườn. Không chỉ vậy, nhà cửa cũng phải nâng nền cao lên để tránh mưa to, cống tràn, chất thải chăn nuôi tràn vào nhà.
Cùng chung nỗi bức xúc, ông P.T.H. (ấp Phúc Nhạc 2, xã Gia Tân 3) chỉ cho chúng tôi những tấm đan che cống chạy dài quanh xóm mới được làm nhằm hạn chế ảnh hưởng của phân heo, rồi cả một đống “chất thải” từ heo đọng lại cạnh chậu cây cảnh trong sân nhà. Thậm chí, giếng đào ở đây dường như bị bỏ hoang vì nước có mùi và đã đóng quạnh vàng đen. “Để sử dụng nước giếng, chúng tôi phải khoan giếng thật sâu may ra nguồn nước đỡ bị ô nhiễm hơn một tí” - ông H. nói thêm.
Các trại heo tại ấp 6, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) khá quy mô, nhưng đa phần chủ trại chăn nuôi đều là người từ nơi khác đến lập trại làm ăn. Được sự hướng dẫn của anh P. (dân câu cá ở địa phương), chúng tôi lần theo con đường “rừng” đến một dòng chảy đổ ra suối Sông Lạnh (ấp 6, xã Sông Trầu). Tại đây, chúng tôi bắt gặp nhiều mảnh ruộng, vườn ao bỏ hoang bởi không thể canh tác vì phân heo nổi bọt tràn ngập mặt nước. Là người nhiều lần đi bít cống nước thải từ các hộ chăn nuôi heo đổ ra suối, anh P. cho biết 5 năm trở lại đây, lần nào đi câu cá về anh cũng bị ngứa ngáy toàn thân do nước quá ô nhiễm. “Các trại nuôi heo ở đây thường lập gần suối để dễ dàng xả chất thải. Chúng tôi rất khó gặp được chủ trại heo để yêu cầu dừng việc làm này, vì không biết họ từ đâu tới, chỉ biết họ làm ăn và thuê người khác trông coi” - anh P. nói.
Đã có nhiều hệ lụy từ việc ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, như: người dân xung quanh bị bệnh tật, giếng nước bị ô nhiễm, vườn ao gần các trại chăn nuôi phải bỏ hoang… Thậm chí, việc chăn nuôi trong thị trấn, thành phố khiến người dân xung quanh không thể buôn bán hàng quán vì mùi hôi thối gây ảnh hưởng… Những vấn đề này xảy ra chủ yếu do các hộ chăn nuôi không áp dụng công nghệ xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn.
Những vườn hoa màu ở xã Gia Tân 3 được nâng nền cao và xây tường để tránh chất thải chăn nuôi tràn vào.
* Tại sao khó xử lý chất thải?
Để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có thể áp dụng nhiều mô hình, công nghệ tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình chăn nuôi. Nhưng nhiều hộ chăn nuôi cho rằng, việc chăn nuôi nhỏ lẻ thì chất thải ít và có thể tận dụng để bón rau, nuôi cá nên không cần tốn tiền xây hầm biogas. Một số vùng chăn nuôi do bị quy hoạch nên sản xuất không ổn định, người chăn nuôi không muốn đầu tư công nghệ xử lý chất thải. Đặc biệt, chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải khá cao nên các hộ chăn nuôi ít chịu bỏ vốn đầu tư, nhất là với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ…
Ông T.V.H. (ngụ phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết: “Gia đình tôi sống ở phường Trảng Dài đã nhiều năm, từ lúc nơi đây còn thưa thớt dân ở và được quy hoạch thành vùng cho phép chăn nuôi heo. Bây giờ cuộc sống đã ổn định mà lại di chuyển đến vùng chăn nuôi mới thì chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn, bất tiện”.
Còn bà N.T.Đ. (ngụ KP.5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom) thì cho biết, hiện chồng bà bị bệnh tai biến, nguồn sống của cả gia đình chỉ biết dựa vào việc nuôi vài chục con heo. Mặc dù biết không được phép nuôi heo trong khu đông dân cư và đã được nhắc nhở rất nhiều lần, nhưng theo bà Đ., nếu bỏ nghề chăn nuôi heo thì bà không biết làm gì để sống.
Có rất nhiều lý do được các chủ trại, hộ chăn nuôi đưa ra để biện minh cho hành vi xả chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là ý thức bảo vệ môi trường của những người chăn nuôi chưa cao gây ô nhiễm như hiện nay. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường do chăn nuôi hiện nay chưa được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt và triệt để.
Đặc biệt, “xử lý hành chính chỉ là giải pháp phần ngọn. Muốn chấm dứt ô nhiễm thì phải hạn chế nuôi heo. Khi đó, những người chăn nuôi sẽ làm nghề gì để sinh sống là vấn đề cần giải quyết của các ngành chức năng. Riêng về chính sách hỗ trợ di dời, các hộ chăn nuôi heo phải có số heo nái từ 30 con, heo thịt từ 100 con trở lên. Trên thực tế, có nhiều hộ chỉ nuôi vài chục con heo nên khó được hưởng chính sách hỗ trợ” - ông Đặng Văn Minh, Phó trưởng phòng Tài nguyên - môi trường TP.Biên Hòa, cho biết.
Với tình trạng nay ở, mai đi như những hộ chăn nuôi heo trong TP.Biên Hòa thì họ không còn tâm trí nghĩ đến việc làm thế nào để xử lý chất thải. Còn các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở nông thôn thì ngại bỏ ra một số tiền lớn đầu tư hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo môi trường. Vì vậy, việc xử lý chất thải chăn nuôi để không làm ô nhiễm môi trường xung quanh xem ra còn lâu mới chấm dứt.
Vào ngày 20-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc về di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và yêu cầu chậm nhất đến ngày 30-12 các cơ sở ô nhiễm nằm trong danh sách buộc phải di dời ra khỏi khu đô thị, khu dân cư. Đến thời hạn trên, nếu các cơ sở không thực hiện thì tỉnh sẽ buộc ngưng hoạt động. Được biết, nhóm chăn nuôi mới di dời được 23/294 cơ sở cần di dời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
- Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường nói việc xử lý rác thải khi F0 "bùng nổ"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…