»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:40:31 AM (GMT+7)

Cao Bằng: Nhiều điểm tập kết, trung chuyển lợn gây ô nhiễm môi trường

(10:47:11 AM 15/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Gần đây, một số hộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mở các điểm tập kết, trung chuyển lợn để xuất sang Trung Quốc. Các điểm tập kết tự phát, không được kiểm duyệt này xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn nước, gây nên sự bức xúc cho nhiều hộ dân sinh sống gần đó.

Nhiều[-]điểm[-]tập[-]kết,[-]trung[-]chuyển[-]lợn[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường-Ảnh[-]minh[-]họa:[-]TL

Nhiều điểm tập kết, trung chuyển lợn gây ô nhiễm môi trường-Ảnh minh họa: TL

 

Anh Lương Mã Duy, xóm Bản Gủn xã Ngũ Lão, huyện Hòa An bức xúc: Từ khi có điểm tập kết, trung chuyển lợn xuất hiện ở khu vực này cuộc sống của gia đình tôi và 4 hộ khác trong xóm bị đảo lộn, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tình làng nghĩa xóm rạn nứt, anh em cũng mất đoàn kết. Tháng 5/2015 khi ông Phạm Trí Thành quê ở Quảng Ninh đến thuê đất của ông Nông Văn Sự trú tại Bản Gủn để làm bãi tập kết lợn. Mỗi ngày, điểm tập kết này có hàng trăm, ngày nhiều đến cả nghìn con lợn được tập kết từ các tỉnh miền xuôi về đây để tắm rửa, cho ăn trước khi xuất bán sang Trung Quốc.

 

Trong quá trình đó, người ta đã xịt nước rửa chuồng, rửa xe và xả tất cả các chất thải ra môi trường khiến dòng suối cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất cho 5 hộ dân ở xóm Bản Gủn bị ô nhiễm. Chỉ một thời gian ngắn, cả khu vực Bản Gủn trở nên hôi thối, giòi bọ, ruồi nhặng sinh sôi khắp cả cánh đồng, tràn vào nhà dân. Ba ao cá của gia đình anh Lương Mã Duy cá chết trắng nổi mặt nước. Gia đình anh phải chạy đôn chạy đáo tìm nước sinh hoạt rồi dùng xe cháy chở từng can về. Khi gia đình anh Duy và 4 hộ bị ảnh hưởng có ý kiến với ông Nông Văn Sự, yêu cầu ông Sự không cho thuê đất để tập kết lợn thì hai bên xảy ra mâu thuẫn.

 

Anh Duy cho biết, sau khi gia đình anh có ý kiến, chủ cơ sở đã bồi thường 7 triệu đồng cho 2 ao cá bị thiệt hại (còn 1 ao nữa chưa đền bù). Họ cũng đề nghị đền cho gia đình một máy lọc nước nhưng gia đình không nhận vì máy lọc cũng không thể lọc sạch được chất thải. Trong khi điểm tập kết ở Bản Gủn vẫn chưa được giải quyết triệt để thì tại xóm 1 xã Nam Phong, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, người dân lại phải tiếp nhận thêm một “quán trọ cho lợn” mới và mức độ ô nhiễm cũng không kém gì điểm Bản Gủn. Cơ sở này do ông Hoàng Công Đô, quê Phú Bình, Thái Nguyên thuê đất của người dân Nhà chị Nông Thị Thắm cách điểm tập kết lợn khoảng 50m chia sẻ: Có những hôm đi làm về mệt, dọn cơm lên mà mùi hôi thối không thể nào ăn được. Muốn lên giường nằm nghỉ mà xe chở lợn đỗ ngay dưới nhà, lợn kêu ầm ĩ không thể ngủ nổi. Gia đình vừa đào giếng nước sinh hoạt ở phía dưới cánh đồng nhưng giờ nước giếng toàn màu đen, hôi thối nên phải đi tìm nước chỗ khác để dùng, rất vất vả…


Thiếu tá Phạm Hùng Cường, Đội trưởng đội 4, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Cao Bằng cho biết: Nhận được phản ánh của người dân, phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan đi kiểm tra 2 cơ sở tập kết lợn nói trên. Bước đầu xác định việc ô nhiễm môi trường như phản ánh của người dân là có thật. Cả 2 cơ sở nói trên đều chưa xin phép cũng như chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương, không có kế hoạch bảo vệ môi trường và việc xả thải của hai cơ sở này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm quy định bảo vệ môi trường và xử phạt 2 cơ sở, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở phải hoàn thành các thủ tục xin phép chính quyền cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường. Hoàn thành các yêu cầu này, cơ quan chức năng sẽ cho phép cơ sở tiếp tục hoạt động.

 

Đồng quan điểm trên, ông Lê Thanh Hải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng khẳng định sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Việc xuất khẩu lợn thương phẩm sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng có xu hướng gia tăng, rất có thể sẽ xuất hiện thêm những điểm tập kết, trung chuyển lợn trên địa bàn. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân buôn bán, xuất khẩu nông sản, chính quyền địa phương cần quy hoạch những điểm tập kết gia súc xa khu dân cư, xa nguồn nước, đồng thời hướng dẫn chủ cơ sở lập kế hoạch bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tránh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Quốc Đạt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cao Bằng: Nhiều điểm tập kết, trung chuyển lợn gây ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI