»

Thứ năm, 21/11/2024, 10:34:40 AM (GMT+7)

Bình Thuận: Yêu cầu di dời hết các điểm thu mua, tập kết phế liệu ra khỏi khu dân cư trong tháng 12/2018

(21:33:03 PM 13/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 13/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các Sở, ngành khẩn trương triển khai di dời các điểm thu mua, tập kết phế liệu ra khỏi khu dân cư và di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm đang hoạt động trong khu dân cư.

Bình[-]Thuận:[-]Yêu[-]cầu[-]di[-]dời[-]hết[-]các[-]điểm[-]thu[-]mua,[-]tập[-]kết[-]phế[-]liệu[-]ra[-]khỏi[-]khu[-]dân[-]cư[-]trong[-]tháng[-]12/2018

Ảnh minh hoạ: IE

 

Đối với việc di dời các điểm thu mua, tập kết phế liệu ra khỏi khu dân cư, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hoàn thành việc di dời các điểm thu mua, tập kết phế liệu ra khỏi khu dân cư chậm nhất ngày 31/12/2018, nếu địa phương nào chưa hoàn thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị không hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018.
 
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công thương trực tiếp làm việc, thường xuyên giám sát, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đồng thời, phải chịu trách nhiệm khi các địa phương không hoàn thành theo đúng thời gian quy định.
 
Đối với việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm đang hoạt động trong khu dân cư, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, thống kê và lập danh sách các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động trong khu dân cư, trong đó cần phân loại xác định cụ thể: Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở tồn tại lâu đời, cơ sở có cấp phép, cơ sở không cấp phép, cơ sở không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện di dời theo thời gian quy định; đồng thời, thông báo cho các cơ sở này biết và thực hiện. Thời gian hoàn thành chậm nhất ngày 31/12/2018.
 
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan không cấp mới đối với các cơ sở (cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm đang hoạt động trong khu dân cư) hoạt động không phép, không gia hạn đối với các cơ sở (các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm đang hoạt động trong khu dân cư) hết thời gian cấp phép. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; các cơ sở không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định.
 
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, đến đầu tháng 12/2018, toàn tỉnh có 204/440 điểm thu mua phế liệu đã chấm dứt hoạt động, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc di dời ra khỏi khu dân cư, trong đó thành phố Phan Thiết di dời được 114/120 điểm, thị xã La Gi di dời được 42/43 điểm, huyện Hàm Tân di dời được 17/24 điểm, huyện Hàm Thuận Nam di dời được 14/57 điểm, huyện Đức Linh di dời được 07/30 điểm…; tại các huyện Hàm Thuận Bắc, huyện đảo Phú Quý, Tuy Phong, Bắc Bình việc di dời rất hạn chế.
Nguyễn Thanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Thuận: Yêu cầu di dời hết các điểm thu mua, tập kết phế liệu ra khỏi khu dân cư trong tháng 12/2018

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI