Môi trường » Chất thải
Bình Định: Chăn nuôi lợn giữa thành phố Quy Nhơn gây ô nhiễm môi trường
(10:10:02 AM 12/09/2015)Một góc Thành phố Qui Nhơn - Ảnh minh họa: TL
Nhận được đơn thư của tập thể nhân dân, nhóm phóng viên đã có mặt tại tổ 61, khu vực 6, phường Quang Trung để tìm hiểu sự việc. Tại đây có một tuyến mương thoát nước mới xây, được quy hoạch rất đẹp với vỉa hè rộng, hai hàng xây xanh và nhiều cột điện trang trí, nhưng dòng nước lại đục ngầu, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu.
Ông Nguyễn Tiến Sĩ, Bí thư chi bộ khu vực 6 cho biết: Đây là mương thoát nước mưa, chống ngập lụt, tạo cảnh quan cho khu dân cư, còn nước thải đã có cống ngầm riêng. Đáng lý ra dòng mương này rất sạch sẽ, có thể làm nơi tập thể dục, sinh hoạt tập thể cho nhân dân. Nhưng gia đình ông Võ Bá Kinh lại ngang nhiên dẫn đường ống thải của khu chăn nuôi lợn trực tiếp xuống mương, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng các hộ dân hai bên bờ tuyến mương.
Gia đình ông Võ Bá Kinh chăn nuôi lợn cách đây khoảng 20 năm, từ chăn nuôi nhỏ lẻ đã tăng dần số lượng. Hiện trong chuồng nhà ông Kinh lúc nào cũng có khoảng 50 con lợn, trong khi đó, chuồng trại được xây dựng tạm bợ, ý thức giữ gìn vệ sinh chung rất kém. Ngoài việc xả thải ra mương thoát nước, mùi hôi thối của chuồng lợn nhà ông Kinh đã ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh.
Bà Trần Thị Biểu, hàng xóm sát vách nhà ông Kinh bức xúc nói: Chúng tôi đã phải nghe tiếng lợn kêu, ngửi mùi xú uế suốt ngày đêm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Lúc đầu, chúng tôi cũng nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng gia đình họ không nghe, còn lên tiếng thách thức. Vì vậy, chúng tôi đã đồng loạt ký vào đơn, gửi cơ quan chức năng các cấp đề nghị xử lý cơ sở chăn nuôi này. Đến nay, cán bộ UBND phường Quang Trung đã nhiều lần tới làm việc nhưng chưa có kết quả.
Đồng tình với bà Biểu, ông Lê Dũng Tý, Khu vực trưởng Khu vực 6 kiến nghị: Mùi hôi thối nồng nặc làm chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên, con cái học hành giảm sút, hàng quán không thể kinh doanh được. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm, không để tình trạng chỉ một hộ gia đình mà ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cả khu vực.
Là người được phân công giải quyết vụ việc này, Phó Chủ tịch UBND phường Quang Trung Nguyễn Thanh Tâm cho biết: Nhận được đơn thư phản ánh của người dân, trong tháng 7/2015, chúng tôi đã nhiều lần cử tổ công tác tới kiểm tra việc chăn nuôi của gia đình ông Võ Bá Kinh. Qua kiểm tra cho thấy, hộ dân này chăn nuôi khoảng 50 con lợn, không có các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ nước thải trực tiếp xuống mương hở. Chúng tôi đã yêu cầu gia đình nhà ông Kinh phải xây dựng hầm biogas và có các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường. Hành vi chăn nuôi lợn tại nhà và thải trực tiếp ra môi trường của ông Kinh đã vi phạm điều 15 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP nên UBND phường cũng đã lập biên bản vi phạm hành chính và phạt tiền 2 triệu đồng.
Nhưng đến nay, hộ gia đình này vẫn tiếp tục nuôi lợn và phát tán chất thải ra môi trường, vi phạm quy định “Nghiêm cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các khu vực nội thị, đông dân cư” của UBND tỉnh Bình Định. Ngày 20/8, UBND phường Quang Trung đã yêu cầu hộ ông Võ Bá Kinh chấm dứt việc nuôi heo trong khu dân cư, thời hạn thực hiện là đến hết ngày 15/10/2015, nếu gia đình không chấp hành sẽ xử lý theo pháp luật.
Theo ông Tâm, đây là hộ dân chăn nuôi từ lâu. Hiện ngoài việc chăn nuôi lợn, hai vợ chồng ông Kinh không có nguồn thu nhập nào khác nên việc cưỡng chế có thể sẽ khó khăn.
Theo người dân trong khu vực, sau khi UBND phường yêu cầu chấm dứt việc nuôi lợn trước ngày 15/10, hộ gia đình ông Võ Bá Kinh đã ngang nhiên nhập thêm 30 con lợn nữa về nuôi, có biểu hiện chống đối, thách đố chính quyền. Thiết nghĩ chính quyền địa phương nên có biện pháp giải quyết dứt điểm, trả lại dòng mương xanh, sạch đẹp cùng bầu không khí trong lành cho nhân dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
- Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường nói việc xử lý rác thải khi F0 "bùng nổ"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…