»

Thứ năm, 21/11/2024, 18:32:58 PM (GMT+7)

Bãi rác - nơi đi thực tế đầu tiên của tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh Tin ảnh

(16:01:36 PM 23/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Chuyến thị sát đầu tiên trên cương vị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tại bãi rác Khánh Sơn đã giúp ông Nguyễn Xuân Anh thấy được bao khốn khổ của người dân nơi đây.

Bãi[-]rác[-]-[-]nơi[-]đi[-]thực[-]tế[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tân[-]Bí[-]thư[-]Đà[-]Nẵng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Anh

Tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm ở bãi rác Khánh Sơn- Ảnh: Lê Đình Dũng.

 

Nỗi khổ triền miên


Sáng 23.10, rất nhiều người dân ở bãi rác Khánh Sơn hồ hởi, mừng tủi khi hay tin ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư thành phố lên thị sát nắm tình hình.


Người ta mừng tủi với hy vọng người lãnh đạo cao nhất thành phố về đây sẽ hiểu được nỗi thống khổ của họ suốt bao năm để rồi ra những quyết sách giúp họ bớt khổ.


Đến nay là khoảng 20 năm, người dân ở thôn Khánh Sơn (P.Hòa Khánh Nam) đã phải sống chung với rác. Nhiều năm nay, nhiều cơ sở xử lý rác thải tiếp tục dồn về đây khiến người dân càng bị ngập ngụa trong ô nhiễm.


Bãi[-]rác[-]-[-]nơi[-]đi[-]thực[-]tế[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tân[-]Bí[-]thư[-]Đà[-]Nẵng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Anh
 Người dân kiếm sống trên bãi rác Khánh Sơn - Ảnh: Lê Đình Dũng.


Dân kêu đủ thứ, lên đủ các cấp ngành nhưng chẳng được giải quyết là bao. Cao trào là trong ngày 20 và 21.10 vừa qua, mấy trăm người dân đã chặn đứng các xe chở rác không cho vào bãi để chờ chính quyền tìm tiếng nói giải quyết.


Việc chặn xe đã được chấm dứt nhưng nhiều bức xúc của dân vẫn đang chờ câu trả lời và hành động xử lý…

Theo thống kê, toàn dân số nằm trong khu vực ảnh hưởng của bãi rác Khánh Sơn khoảng 2.700 khẩu. Có 311 người dân đang sống nhờ việc thu lượm phế phẩm trong bãi rác.


Theo người dân cho biết và ông Dương Thành Thị - Chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu xác nhận thì trước đây thành phố có hỗ trợ cho người dân ở khu vực này mỗi tháng 1 khối nước/nhân khẩu nhưng từ đầu năm 2015 đã bị cắt mất.


“Trước dân có đào giếng lấy nước dùng nhưng giờ không thể dùng nước được nữa, ô nhiễm toàn bộ”, ông Thị cho hay.


Bà Hồ Thị Hiệp (tổ 169, P.Hòa Khánh Nam) trần tình với tân Bí thư: “Dân chúng tôi bị ảnh hưởng vậy mà không có một cái chi hết trơn. Một ngày kiếm được trăm ngàn mà tiền nước uống một tháng đã 60 ngàn.


Có giếng nhưng không uống được. Đi làm về thấy con giặt áo quần cũng phải nói nó đừng giặt nhiều quá kẻo không có nước dùng”.

Bà Hiệp nói tiếp: “Anh (Xuân Anh - PV) lên đây mới thấy tình cảnh như vậy, chứ gọi điện mà nói hoàn cảnh của Khánh Sơn như ri thì khó mà biết được. Chúng tôi sống hai mươi mấy năm quá cực khổ rồi. Chúng tôi đâu có muốn chặn xe, nhưng nhà máy môi trường xả khói quá dữ không chịu được”.


Bãi[-]rác[-]-[-]nơi[-]đi[-]thực[-]tế[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tân[-]Bí[-]thư[-]Đà[-]Nẵng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Anh
 Khói đen xả ra từ nhà máy xử lý chất thải rắn thuộc Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Bãi[-]rác[-]-[-]nơi[-]đi[-]thực[-]tế[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tân[-]Bí[-]thư[-]Đà[-]Nẵng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Anh
 Theo người dân, rác thải bị Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam bỏ ngoài trời như vậy chính là nguyên nhân gây ô nhiễm.


“Tui nói với anh, đêm về nhìn 3 đứa con đeo 3 khẩu trang trong nhà. Đứa cận nhìn xuống không thấy gì nữa, hắn nói mẹ ơi thúi quá học không được. Hỏi răng, hắn nói thúi quá không biết đường nào mà học nữa”, bà Hiệp rơm rớm.

Bà kể: “Lượm ở đây đến 7 giờ tối, cân rác xong mới về được, thấy cảnh con cái rứa mần răng! Mà tắm thì cũng không dám tắm nhiều vì tiền đâu trả nước, còn tiền điện nữa, tiền đủ thứ nữa”.

“Tui bị tụt canxi 3 ngày ni, nhưng sáng nay nghe tin anh lên nên cũng gắng ra để có tiếng nói với anh, mong anh ghé vào bãi rác xem tí, tại răng cũng những con người mà như vậy để anh giúp dân được chừng nào nhờ được chừng nấy”.

Ông Xuân Anh nói: “Đúng rồi, phải chia sẻ, tui cũng có con, chị cũng có con”.

Bà Hiệp tiếp lời: “Đúng rồi, con anh thì tối về anh mua đủ thứ chứ con tui thì tối về chỉ có cái khẩu trang”.

"Cần phải hiểu nỗi khổ của người dân"


Sau khi nghe phản ánh của người dân cũng như trực tiếp đi ghi nhận các khu vực trong bãi rác, ông Nguyễn Xuân Anh hứa sẽ giải quyết tình trạng sai phạm và đề nghị của người dân trên cơ sở tham mưu của các cấp ngành.

Theo ông Nguyễn Điểu, người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm ở khu vực này là đúng 80%. Lỗi này ở cơ quan vận hành xử lý. Đơn cử như ở bãi rác thì đã phát hiện hoạt động không đúng quy trình, hố chôn rác không có nắp đậy nên khi mưa xuống thì nước rỉ rác tăng lên.

“Qua kiểm tra thì ngành chức năng và người dân đã tìm ra vấn đề và nguyên nhân, giờ chỉ cần lãnh đạo quyết là xong”, ông Điểu nói.

Ông Nguyễn Xuân Anh cho hay: “Thực sự thì sức chịu đựng của con người có giới hạn, với sự  nhiễm như thế thì tôi cũng chia sẻ và đồng cảm với phản ứng của người dân thời gian vừa qua. Nếu chúng ta làm tốt thì người ta đâu ra chặn xe làm gì”.

 

Bãi[-]rác[-]-[-]nơi[-]đi[-]thực[-]tế[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tân[-]Bí[-]thư[-]Đà[-]Nẵng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Anh
 Bí thư trẻ của Đà Nẵng đang thị sát tại bãi rác Khánh Sơn- Ảnh: Lê Đình Dũng.


“Mình đang xây dựng thành phố đáng sống, thành phố môi trường, ai tới cũng khen cả.  Nhưng người ta đâu có về Khánh Sơn đâu mà biết, người ta chỉ ở trung tâm thành phố, chỉ thấy sự hào nhoáng mà người ta quên mất ở ngoại ô của thành phố có một cái khu vực nó ô nhiễm thế này”.

“Tôi nghĩ khách trong và ngoài nước không thể tưởng tượng được là ở Đà Nẵng có một khu vực ô nhiễm như thế. Cái này là trách nhiệm của Đảng và chính quyền đối với người dân ở đây”, ông Xuân Anh nhận định.


Theo đó, tân Bí thư Đà Nẵng cho hay: “Tinh thần chung là thành phố sẽ chỉ đạo xử lý rốt ráo cái này, tuy nhiên cần phải có thời gian mới dứt điểm được chứ không thể làm một lần được.


Anh Điểu cũng như lãnh đạo quận Liên Chiểu sẽ có đề xuất cụ thể và tôi hứa rằng sẽ giải quyết tất cả trên cơ sở cơ quan tham mưu. Giao ủy ban đầu tuần tới cử một đồng chí phó chủ tịch về đối thoại với dân, chỉ đạo cụ thể. Thành ủy sẽ có chủ trương để làm sao giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, và những yêu cầu của dân”.

 

Bãi[-]rác[-]-[-]nơi[-]đi[-]thực[-]tế[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tân[-]Bí[-]thư[-]Đà[-]Nẵng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Anh
 Bà Hồ Thị Hiệp, người dân bãi rác Khánh Sơn than khổ vì tình trạng ô nhiễm với ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh: Lê Đình Dũng.


Ông Nguyễn Xuân Anh bộc bạch: “Mình ở dưới phố sung sướng hơn nên cần phải hiểu cái nỗi khổ của người dân, người lớn rồi còn trẻ em nữa. Mình có con cái tối về chăn ấm nệm êm còn người ta thì ngủ phải bịt cả khẩu trang, học cũng không được, cả một thế hệ vậy”.

“Tôi mới làm bí thư 4-5 ngày thì lần đi thực tế đầu tiên của tôi là về bãi rác, chứ không phải chỗ nào thơm tho đâu. Nên (đó là) thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của tôi cũng như cả hệ thống chính quyền. Chứ không thì tôi ngồi ở dưới tôi nghe báo cáo, ngồi phòng máy lạnh thì là việc khác”.


“Đi thực tế thấy bà con phản ánh là đúng chứ không phải sai. Nên trách nhiệm của chúng tôi là phải sửa cái sai đó trong thời gian sớm nhất”, vị Bí thư trẻ nói.

Theo Lê Đình Dũng/MTG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bãi rác - nơi đi thực tế đầu tiên của tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI