Môi trường » Chất thải
Bài học gì từ sự cố tràn dầu của Exxon Valdez 1989?
(12:00:09 PM 26/03/2014)
Khung cảnh những vệt dầu loang xung quanh đỉnh Chugach. Ảnh: Natalie B Fobes/NG/Getty Images
Kể từ 25 năm sau thảm họa nhân loại của chiếc tàu chở dầu Exxon Valdez và nó đã bị mắc cạn tại vùng biển nguyên sơ của eo biển Prince William Sound thuộc vùng vịnh Alaska. Việc tràn 11 triệu ga-lông dầu thô này thật sự đã trở thành một thảm họa tự nhiên của toàn nhân loại.
Thậm chí sau sự cố tại giàn khoan Deepwater Horizon ở vịnh Mexico-xét về mặt số lượng dầu tràn, đây thậm chí còn là một sự cố lớn hơn cả vụ tràn dầu của Exxon Valdez. Nhiều người cao niên ở Mỹ vẫn còn nhớ như in trong tâm trí hình ảnh những tảng đá, chim chóc và các sinh vật biển ngập ngụa trong dầu thô tràn ngập trên các phương tiện thông tin.
25 năm trôi qua kể từ ngày Exxon Valdez bị đắm, sự thay đổi về điều kiện kinh tế và khí hậu đã dẫn tới sự tăng trưởng về ngành vận chuyển hàng hải mà cụ thế là lượng dầu được vận chuyển qua khu vực Bắc Băng Dương cũng tăng theo. Đáng buồn thay, xung quanh các khu vực dầu mỏ có rất ít hoặc không trang bị khả năng để ứng phó với các tai nạn, điều này đặt các cộng đồng bản địa quanh vịnh và các hệ sinh vật tự nhiên vào một mối đe dọa thảm họa tràn dầu khác.
Những người chứng kiến thảm họa của Exxon Valdez hẳn không bao giờ quên được những thiệt hại đã xảy ra. Những vệt dầu loang đã lan xa ra khỏi dãy đá ngầm Bligh, hủy diệt hàng loạt sự sống nơi eo biển Prince William Sound, hơn 250.000 loài chim biển tại khu vực lân cận eo biển Cook Inlet sau đó lan dọc theo bờ biển Kodiak và hướng tới bán đảo Alaska hơn 740 km về hướng nam.
Công nhân xử lí vụ tràn dầu của Exxon Valdez. Ảnh: Alaska Resources Library and Information Services (Arlis)
Tuy nhiên hơn cả những gì còn sót lại, bất chấp những dự đoán hết sức lạc quan của Exxon rằng khu vực này sẽ sớm phục hồi, thực tế là cặn dầu vẫn còn sót lại dưới các tảng đá của khu vực bị ảnh hưởng, loài rái cá biển ở đây chỉ có thể hồi phục sau 25 năm nữa và một số loài ví dụ như cá trích Thái Bình Dương cùng những ngư dân phụ thuộc vào loài này vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi.
Thực tế là ngay cả trong điều kiện lý tưởng, chỉ có một lượng dầu rất ít có thể dần dần được thu hồi từ một vụ tràn dầu lớn. Những tác động lâu dài của nó cần đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cộng đồng phụ thuộc vào chúng - đặc biệt là ở khu vực Bắc Băng Dương nơi chịu tác động tự nhiên nặng nề. Hơn thế nữa, hệ sinh vật Bắc Băng Dương có xu hướng tụ họp với số lượng lớn, khiến cho chúng càng dễ chịu tác động xấu từ các vụ tràn dầu, ví dụ như loài chim biển ở eo biển Cook.
Cuối năm qua, dự đoán được tai nạn sẽ có thể lại xảy ra, một hội thảo với sự đại diện của các cơ quan chính phủ và các cộng đồng ven biển đã được tổ chức nhằm đối phó với sự thiếu trang bị để ứng biến với tai nạn tràn dầu dọc khu vực phân chia vịnh Alaska và Mỹ từ Chukotka ở Liên Bang Nga. Cư dân từ eo biển Bering và Anadyr cùng một số địa phương khác đã gặp mặt trao đổi với đại diện từ các liên đoàn, cơ quan chính phủ và một số tổ chức khác nhằm để có sự hiểu biết, chuẩn bị và ứng phó với tai nạn tràn dầu.
Một chú chim ngấm đầy dầu đang được kiểm tra tại một hòn đảo ở Alaska vào tháng 4.1989. Ảnh:Jack Smith/AP
Cộng đồng, các cơ quan, và những tổ chức có trách nhiệm ở cả hai phía biên giới chính trị phải thiết lập các biện pháp ưu tiên. Ví dụ như dầu sẽ được dạt vào đất liền hay được làm phân tán đi? Trong khi dầu dạt vào các bãi biển ở Bắc Băng Dương là điều không ai mong muốn, chúng ta vẫn chưa xác định được những tác động lâu dài của những chất phân hủy lên an ninh lương thực ở môi trường Bắc Băng Dương. Cả 2 sự lựa chọn đều có những ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Công nhân nhà máy chế biến hải sản có trụ sở tại Valdez bao vây và biểu tình trước trụ sở của Exxon vì tình trạng thiếu việc làm do vụ tràn dầu Exxon Valdez vào 24/7/1989. Ảnh: Arlis
Suốt sự cố của Exxon Valdez, đời sống một làng chài sống phụ thuộc vào nghề đánh cá trở nên khó khăn. Một sự việc tương tự như vậy ở phía Bắc, tác động xấu lên sức khỏe và một số lượng lớn sinh vật biển khác thậm chí còn có thể nặng hơn. Những thiệt hại về sinh vật biển và môi trường sống này đã gây đe dọa đến sự đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta.
Cuối cùng, câu chuyện về sự cố của Exxon Valdez vẫn còn nguyên giá trị. Hy vọng biện pháp tốt nhất là thành lập một mạng lưới cơ quan chức năng và chính phủ có khả năng phối hợp cùng nhau vì tai nạn này trong tương lai sẽ còn xảy ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…