»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:16:34 AM (GMT+7)

Vịnh Nha Trang biến thành túi rác

(00:06:41 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -“Vịnh Nha Trang biến thành túi rác” - đó là tựa một bản tin được đăng trên trang web của Tổng cục Môi trường. Đọc bản tin trên trang web của Tổng cục Môi trường, người Nha Trang nói riêng và người yêu biển đẹp của Việt Nam nói chung đều không tránh khỏi cảm giác đau lòng.

Xả hết xuống vịnh

 

Cống thải, rác từ tàu du lịch... tất tần tật đều trút xuống biển Nha Trang! - Ảnh: Văn Kỳ

 

“Nhà ở bên biển nhưng chúng tôi phải đi xa mới có chỗ tắm biển, vì gần đây có một cống nước đen sì hôi hám chảy ra bãi tắm” - chị Trần Thị Gái (phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang) bức xúc cho biết khi nói với chúng tôi về cống nước thải đối diện Hòn Chồng. Chị Gái không cho cậu con trai hơn 10 tuổi xuống tắm ở đây vì sợ bị bệnh ngoài da.

 

 

 

Chúng tôi đi dọc đường Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang) và đếm được ba miệng cống xả nước thải ra biển. Đường Trần Phú - con đường đẹp nhất chạy ven bãi biển Nha Trang - cũng có mấy cống như vậy.

 

Bên cạnh đó, còn có hàng chục nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản ở Khu công nghiệp Bình Tân hằng ngày xả nước thải ra sông Quán Trường và sông Cái rồi chảy thẳng ra biển.



Mới đây, theo một tour lặn biển trên vịnh Nha Trang, trong khi hàng chục khách Tây hăng say lặn biển thì một ông bạn cần đi vệ sinh gấp. Sau khi giải quyết xong, ông bạn thì thầm: “Thật ngại quá, nhà vệ sinh xả thẳng xuống biển ông ạ!”.

 

Ông Nguyễn Ngọc Khoa - phó trưởng ban quản lý bến tàu du lịch Cầu Đá, Vĩnh Nguyên - cho biết hiện có 205 tàu du lịch không có nhà vệ sinh lắp khoang chứa đang hoạt động trên vịnh Nha Trang.



Bên cạnh đó, vịnh Nha Trang còn phải đón nhận khối lượng rác thải khổng lồ của hơn 4.600 lồng bè nuôi thủy sản và dân cư sinh sống trên các đảo.



Ông Trương Kỉnh - giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang - cho biết: “Kết quả khảo sát mới đây cho thấy tình trạng nhiễm bẩn vi sinh, nồng độ muối dinh dưỡng, sắt... tăng cao và bao trùm khắp vịnh Nha Trang. Tình trạng trên tạo điều kiện cho vi khuẩn và tảo gây hại phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các rạn san hô, làm mất cân bằng hệ sinh thái biển vịnh Nha Trang”.

 

 

 

Chờ chính quyền...

Ông Trần Văn Võ Thịnh - chánh văn phòng UBND TP Nha Trang - cho biết toàn bộ nước thải của TP Nha Trang sẽ được thu gom xử lý khi dự án cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo Ban quản lý dự án cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang, sau hơn ba năm triển khai, dự án này mới chỉ lắp đặt được vài tuyến cống rồi gần như đang giậm chân tại chỗ vì thiếu vốn và trục trặc kỹ thuật.



Ông Thịnh cho biết thêm UBND TP Nha Trang đang thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc nghiêm cấm các hình thức xả thải, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong vùng vịnh Nha Trang. Những khu vực không được phép đặt lồng nuôi thủy sản sẽ vận động người dân tự nguyện tháo dỡ, nếu không sẽ tiến hành cưỡng chế.



Được biết, từ năm 2004 UBND tỉnh Khánh Hòa ra quy định “tàu chở khách du lịch ra vào các khu bảo tồn biển phải có phòng vệ sinh với két kín chứa và xử lý bằng công nghệ vi sinh”, nhưng đến nay vẫn chưa có tàu nào tuân thủ quy định trên.



Ông Bùi Xuân Lương - trưởng phòng nghiệp vụ du lịch Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Khánh Hòa - cho rằng: “Đây là điều không thể chấp nhận được khi nó hiện hữu ngay ở một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Vấn đề không phải là kinh phí mà là chính quyền có quyết liệt làm hay không”.



PGS.TSKH Nguyễn Tác An - nguyên viện trưởng Viện Hải dương học, chủ tịch Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC) - cho rằng: “Muốn giải quyết ô nhiễm phải tìm ra nguồn gốc gây ô nhiễm và xử lý ngay từ gốc. Nếu để xả ra biển rồi mới xử lý thì rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Muốn làm được điều đó, địa phương phải có chính sách để kiểm soát bảo vệ môi trường. Chính quyền đã có trong tay hệ thống pháp luật và rất nhiều công cụ để thực hiện như cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường...”.

Theo Tuổi Trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vịnh Nha Trang biến thành túi rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI