»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:08:53 AM (GMT+7)

Túi nylon làm tăng tăng khả năng ngập lụt ở đô thị

(00:07:08 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Bao bì nylon bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa.

1. Xói mòn đất đai

 

Bao bì nylon lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.

 


2. Tàn phá hệ sinh thái

 

Túi nylon nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì nó không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

 

3. Ngập úng lụt lội

 

Bao bì nylon bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa.

 

4. Hủy hoại sinh vật

 

Bao bì nylon trôi ra ao, hồ, biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách thanl quan vứt bừa bãi.

 

5. Tổn hại sức khỏe

 

Đặc biệt bao bì nylon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi- mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì nylon thải bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến tuyến nội tuyết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

 

6. Ô nhiễm môi trường

 

Bên cạnh đó, sự lạm dụng các sản phẩm nylon cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố, mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải hôi thối, ô nhiễm môi trường.

 

7. Gây ung thư, biến đổi giới tính

 

Những chất phụ gia được dùng để tạo nên độ dẻo, dai ở túi nylon có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70 - 800C, phụ gia chứa trong túi nylon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat, chất hóa dẻo) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá, thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi nylon để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nylon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.

 

Những loại túi nylon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Theo Moitruongxanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Túi nylon làm tăng tăng khả năng ngập lụt ở đô thị

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI