»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:53:08 AM (GMT+7)

Ruộng nhiễm độc, cả làng mót quặng

(00:08:16 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Tại Châu Hồng (Quỳ Hợp, Nghệ An), nguồn nước bẩn độc hại từ các xí nghiệp khai thác quặng thiếc đổ về ngập tràn đồng ruộng, gây mất mùa, đói kém.

Tại Châu Hồng (Quỳ Hợp, Nghệ An), nguồn nước bẩn độc hại từ các xí nghiệp khai thác quặng thiếc đổ về ngập tràn đồng ruộng, gây mất mùa, đói kém.

Dân Châu Hồng phải đi mót quặng kiếm sống

Toàn xã Châu Hồng có hơn 93 ha đất sản xuất nông nghiệp, đa phần ô nhiễm trầm trọng. Ven bờ ruộng, khe suối, đặc một màu vàng khè của dầu. Trồng lúa, lúa không cho hạt. Trồng khoai, chỉ to bằng củ lạc.

 

Nguồn nước nơi đây cũng ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngầm đục ngầu. Không có nước sinh hoạt, dân vác can vượt hàng cây số, ra khe suối cõng nước về dùng.

 

Chủ tịch UBND Xã Kim Văn Hường bức xúc: “Khu vực này trước đây là đồng lúa xanh tốt, giờ trông chẳng khác gì sa mạc!”. Từ ngày có các xí nghiệp khai thác thiếc, quặng về đứng chân trên địa bàn, lợi lộc đâu chẳng thấy, nhưng nguy cơ phải bỏ ruộng là chuyện ngày một ngày hai.

 

Hiện nay, có 10 xí nghiệp đơn vị khai thác quặng thiếc tại Châu Hồng, chưa kể các mỏ khai thác thổ phỉ. Sau những lời phát biểu nghe đầy tinh thần trách nhiệm, cùng những hứa hẹn “sẽ sớm khắc phục”, đoàn thanh tra đi, ô nhiễm vẫn kéo dài.

Phó Chủ tịch UBND Huyện Quỳ Hợp Cao Thanh Long, cho biết “Huyện sẽ sớm có giải pháp chấn chỉnh, trả lại môi trường sống và sản xuất cho bà con”.

Hàng nghìn nông dân Châu Hồng đang có nguy cơ bị đói. Bà Vi Thị Máy (bản Công) 68 tuổi, có ba sào ruộng nhưng không trồng được lúa. Cô con gái út ngày ngày ra khe Piêng Tọ mót quặng.

 

Làm quần quật từ sáng đến tối chỉ kiếm được 10.000-15.000 đồng. Cả bản Công có 101 hộ, 500 khẩu, nhưng quá nửa trong số này là hộ nghèo.

 

Tại bản Piêng Tọ, hàng trăm người từ già tới trẻ lấm lem bùn đất, hì hục dưới khe đãi quặng. Khi mà ruộng không thể trồng được lúa, nghề mót quặng với dân nghèo nơi đây trở thành nghề mưu sinh.

 

Suốt ngày, họ ngâm mình trong dòng nước độc hại. Trưởng Công an xã Sầm Ngọc Phòng cho biết, cả xã hiện có gần 60 con nghiện, tập trung ở khu vực Thung Pha Bàng, Thung 4, Thung Beng, Phá Phâng.

 

“Tệ nạn bùng phát từ cuối năm 2007, trai tráng không có việc làm, chơi bời, nghiện ngập. Số nghiện hút đang có dấu hiệu tăng”- ông Phòng lo lắng.

(Theo Tiền Phong)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ruộng nhiễm độc, cả làng mót quặng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI