»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:10:21 AM (GMT+7)

Quảng Trị đứng đầu cả nước về diện tích ô nhiễm bom mìn

(00:08:11 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ) - Tỉnh Quảng Trị đứng đầu cả nước về diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát được đưa ra tại hội thảo “Dự án điều tra điều tra, khảo sát, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam tại sáu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa-Thiên Huế, và Quảng Ngãi” ngày 31/7 ở Hà Nội.

Trong số hơn 460.000 hectare được khảo sát điều tra, tỉnh Quảng Trị có tới gần 400.000 hectare bị ô nhiễm. Tiếp đến là Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Thừa Thiên Huế. Nghệ An có tỷ lệ diện tích bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ ít hơn cả, với hơn 270.000 hectare.

 

 

Mức độ tác động của bom mìn, vật nổ tại các xã ở Quảng Trị

 

 

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ diện tích bị ô nhiễm bom mìn có tác động nghịch và mật độ dân số có tác động thuận đến xác xuất không có nạn nhân ở các xã. Xã có đất ô nhiễm là đất lâm nghiệp hay đất không sử dụng lại có nguy cơ cao hơn xã có đất là đất ở và đất canh tác nông nghiệp.

 

 

“Ước tính, năm 2050 mới làm sạch được 51 phần trăm diện tích ô nhiễm bom, mìn trên cả nước. Năm 2025, dự kiến đề xuất Chính phủ đầu tư ba tỷ dollar cho công tác này.”, Đại tá Phan Đức Tuấn, Phó Tư lệnh Quân sự, Bộ Tư lệnh Công binh, nói.

 

 

Kết quả điều tra, khảo sát trong năm năm tại sáu tỉnh miền Trung do Quỹ cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) và Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn - Bộ Quốc phòng (BOMICEN) cho hay hơn một phần ba diện tích đất của các tỉnh này còn ô nhiễm bom mìn vật nổ.

 

 

Số liệu báo cáo cho thấy 35 phần trăm diện tích đất của sáu tỉnh miền Trung còn ô nhiễm bom mìn, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và tâm lý của người dân ở khu vực này.

 

 

Cần 300 năm để rà phá hết bom mìn

 

 

Theo tính toán của Đại tá Nguyễn Trọng Cảnh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn (BOMICEN), kiêm Giám đốc Dự án, để dọn sạch bom, mìn trên cả nước phải mất 300 năm nếu với tốc độ 20.000 hectare mỗi năm như hiện nay và 10 tỷ dollar tiền chi phí mới có thể làm sạch số lượng bom mìn còn sót lại trên cả nước.

 

 

Báo cáo kết quả của dự án điều tra, khảo sát sẽ giúp ích cho lãnh đạo chính quền các cấp có cơ sở để xác định các giải pháp phù hợp nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của sự ô nhiễm bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

 

 

34 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước, phải cần rất nhiều thời gian nữa Việt Nam mới có thể trở thành mảnh đất sạch bóng bom mìn.

 

 

Dự án chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một thực hiện thành công việc “điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom, mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam” ở hơn 300 xã thuộc ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

 

Kết thúc giai đoạn hai, đã có kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của hơn 1.000 xã, phường thuộc sáu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Quảng Ngãi với số tiền hơn hai triệu dollar.

 

 

Các loại bom mìn còn sót lại là bom phá, bom bi, các loại đạn pháo, cối, lựu đạn, mìn bộ binh, mìn chống tăng…Trong thời gian chiến tranh, Quân đội Mỹ thả xuống sáu tỉnh này gần 4,4 triệu đơn vị nổ trong đó chủ yếu là bom và hoả tiễn.

 

 

Theo Quỹ Cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF), kể từ khi chiến thanh kết thúc năm 1975, chỉ tính riêng ở sáu tỉnh nói trên bom đạn, rocket và mìn sát thương đã lấy đi sinh mạng của 10.529 người và làm thương 12.231 người.

 

 

Quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 15 triệu tấn bom đạn trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Theo tính toán của Bộ Quốc phòng Việt Nam, khoảng 5 phần trăm số bom đạn sử dụng trong chiến tranh đã không phát nổ và tiếp tục gây thương vong cho nhiều người dân sinh sống ở vùng ô nhiễm.

 

 

Trong quá trình điều tra, VVAF và BOMICEN tiến hành rà phá 1.357 hectare đất ô nhiễm và phá huỷ an toàn 24.018 bom, mìn, vật nổ.

 

 

Sau bốn năm thực hiện, từ năm 2004 đến hết năm 2008, Dự án đã bàn giao cho các địa phương sử dụng 1.300 hectare đất đai ô nhiễm sau khi phát hiện và xử lý được hơn 24.000 vật nổ, bom, mìn. Tuy nhiên, 1.300 hectare chỉ là một phần trong hơn sáu triệu hectare đất ô nhiễm bom, mìn trên cả nước.

 

 

Dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam do BOMICEN thực hiện, trong đó có sự hỗ trợ về kỹ thuật của VVAF đã kết thúc.

Khánh Ly
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Trị đứng đầu cả nước về diện tích ô nhiễm bom mìn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI