»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:09:24 AM (GMT+7)

Ô nhiễm môi trường phóng xạ và một số giải pháp phòng ngừa

(00:08:08 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ)-Sau khi điều tra, các nhà nghiên cứu cần bàn giao kết quả chi tiết về mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ của vùng nghiên cứu để các địa phương có thể dựa vào tài liệu này nhằm quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội liên quan, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

Những năm gần đây, nghiên cứu về địa chất tai biến, địa chất môi trường và tác động của chúng đối với môi sinh được ngành địa chất quan tâm nghiên cứu, trong đó, đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ của các mỏ quặng phóng xạ, các mỏ quặng có chứa phóng xạ đi kèm đã và đang được quan tâm đầu tư tương đối cơ bản.

 

 

Phế liệu phóng xạ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, từ ung thư cho đến tử vong. Ảnh: Blacksmith Institute.

 

Để có căn cứ khoa học trong việc xây dựng các quy hoạch phát triển dân sinh lân cận khu vực mỏ phóng xạ, cần phải xác định hiện trạng, sự ảnh hưởng của môi trường phóng xạ đối với dân sinh, từ đó giảm thiểu sự tác động của bức xạ ion hoá do các chất phóng xạ trong tự nhiên đối với môi trường sống nói chung và con người nói riêng.

 

Trên bảy vùng nghiên cứu là Đông Pao, Thèn Sin - Tam Đường (tỉnh Lai Châu), Mường Hum (tỉnh Lào Cai), Yên Phú (tỉnh Yên Bái), Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), An Điềm,  Ngọc Kinh - Suờn giữa tỉnh Quảng Nam, phân chia được 45 phân vùng không an toàn, có diện tích 190 km2, khoảng 2.960 hộ dân với 16.900 nhân khẩu.

 

Kết quả cho thấy, trong diện tích không an toàn, vùng Yên Phú, Mường Hum và Thèn Sin chịu ảnh hưởng lớn nhất, thấp nhất là vùng An Điềm (không có dân) và các vùng Thanh Sơn, Đông Pao ở mức 1/2 lần so với Yên Phú và Mường Hum.

 

Đối với phân vùng kiểm soát, khu vực ảnh hưởng mạnh nhất đối với dân là Mường Hum, thấp nhất là. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần là Thanh, Sơn, Yên Phú, Đông Pao, An Điềm, Thèn Sin, Ngọc Kinh, Mường Hum, Thanh Sơn.

 

Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phóng xạ

 

Sau khi điều tra, các nhà nghiên cứu cần bàn giao kết quả chi tiết về mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ của vùng nghiên cứu để các địa phương có thể dựa vào tài liệu này nhằm quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội liên quan, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

 

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cần tuyên truyền cho cộng đồng dân cư biết tác hại của các chất phóng xạ; các cán bộ chuyên trách tại các địa phương được tiếp cận với các tài liệu liên quan tới độc hại phóng xạ của địa phương mình, các tiêu chuẩn về giới hạn cho phép, từ đó thông tin, vận động dân cư có các biện pháp phòng ngừa như không tiếp xúc, ăn, ở, nghỉ ngơi, sử dụng nguồn nước, sử dụng các loại lương thực tại khu vực không an toàn; cơ quan y tế địa phương tiến hành khám sức khoẻ cho cộng đồng dân cư trong vùng định kỳ hai năm/lần để theo dõi và phát hiện sớm các bệnh thông thường và bệnh có liên quan như hô hấp, tiêu hoá, sinh sản nhằm phản ánh kịp thời mức độ ảnh hưởng của các chất phóng xạ đến sức khoẻ của dân cư trong vùng.

 

Chính quyền địa phương tuyệt đối không cấp đất mới để các hộ gia đình làm nhà ở, không xây dựng các công trình công cộng như trạm y tế, trường học, chợ và các khu công nghiệp tại 45 vùng không an toàn phóng xạ thuộc các thôn, bản của các xã nằm trong khu vực này.

 

Vấn đề sử dụng nguồn nước, không nên sử dụng nguồn nước sông, suối, nước ngầm ở những khu vực không an toàn phóng xạ. Dân tại các khu vực không an toàn phải có bể chứa nước, mặt thoáng chứa nước.

 

Khi nước lấy từ suối về, hoặc từ giếng lên không được dùng ngay, nên chứa trong các bể một thời gian (khoảng vài ngày) để các chất yếm khí và các khí phóng xạ phân tán hết, nước sẽ trở nên trong sạch hơn.

 

Từ kết quả phân tích các mẫu thực vật (thóc, ngô, sắn, chè...) trong các vùng đánh giá, nhân dân trong vùng không nên trồng các cây lương thực trên các vùng không an toàn. Chính quyền xã nên chuyển các diện tích này thành các khu rừng phòng hộ.

 

Trong các khu vực đánh giá có nhiều loại khoáng sản khác nhau, khi tìm kiếm, thăm dò và đặc biệt khai thác, cần phải có đánh giá tác động cụ thể về môi trường phóng xạ trong khu vực mỏ và ảnh hưởng của nó khi khai thác đưa vào sử dụng để tránh hiện tượng phát tán phóng xạ vào môi trường một cách vô thức.

 

Biện pháp xử lý

 

Các cấp chính quyền tỉnh, huyện cần kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm, phá hoại các yếu tố bảo vệ an toàn môi trường đối với vùng không an toàn, các thân quặng đất hiếm - phóng xạ; tăng cường việc giao đất, giao rừng và vận động các hộ gia đình chăm sóc, trồng rừng để bảo vệ khu vực mỏ và khu vực không an toàn.

 

Trên cơ sở kết qủa nghiên cứu, đề nghị các cấp có thẩm quyền, cùng phối hợp với các chính quyền địa phương tiến hành đánh giá chi tiết, đồng thời xây dựng các biện pháp khắc phục.

 

Trong các khu vực không an toàn phóng xạ, có một số vùng có dân đang định cư như vùng Dấu Cỏ - Thanh Sơn cần được đánh giá môi trường phóng xạ ở tỷ lệ 1:2000 đến 1:1000 ngay để có căn cứ xây dựng biện pháp giảtm thiểu ô nhiễm và phòng ngừa chi tiết.

 

Môi trường phóng xạ là một phần môi trường sống của con người, bao gồm các bức xạ α (anpha), β (bêta), γ (gamma) từ các chất phóng xạ trong đất, nước, không khí và các tia vũ trụ.

Nguyễn Quang Hưng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm môi trường phóng xạ và một số giải pháp phòng ngừa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI