Môi trường » Chất thải
Núi vàng trong rác thải
(00:07:53 AM 18/06/2011)
Để khai thác kim loại, người ta phải đào, thiết kế hầm lò ở độ sâu hàng nghìn mét, phải phá ủi cả một quả núi hay sàng lọc, đãi cát cực kỳ vất vả. Trong khi đó người ta có thể khai thác tài nguyên kim loại quý hiếm ít vất vả tốn kém hơn nhiều: trong chất thải công nghiệp và thiết bị, máy móc phế loại của các hộ gia đình chứa đựng một khối lượng lớn vàng, bạc và các kim loại quý hiếm khác. Theo báo cáo của Cơ quan LHQ về môi trường (Unep) thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 40 triệu tấn phế thải thiết bị điện tử.
Ông Rudiger Kuhr làm việc tại trường đại học của LHQ (UNU) cho rằng cần tăng cường tái chế nguồn tài nguyên phế thải này. Lượng kim loại quý hiếm được thu hồi từ thiết bị điện tử phế thải lớn hơn nhiều so với việc khai thác mỏ, từ đó hình thành khái niệm "khai thác mỏ ở đô thị". Thường thì để khai thác được 1 gam vàng, doanh nghiệp phải đào bới vận chuyển 1 tấn quặng. Vì thế việc tái chế để có được lượng vàng này từ phế thải công nghiệp và gia đình đơn giản hơn nhiều: một lượng vàng tương tự có trong 41 điện thoại di động.
Ngay cả các mỏ có tỷ trọng khai thác cao như mỏ Kalgold ở Nam Phi thì để lấy được 5g vàng người ta phải đào bới, vận chuyển 1 tấn đất, đá. Trong khi đó hãng tái chế Umicore tại Brussel có hàng triệu tấm vi mạch máy tính và người ta có thể thu hồi được 250g vàng từ 1 tấn tấm vi mạch này, cao gấp 50 lần so với mỏ Kalgold.
Ngành kinh doanh tái chế điện tử ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các hãng tái chế điện tử ở châu Âu. Do những năm gần đây giá kim loại không ngừng tăng nên các hãng này thu được lợi nhuận ngày càng cao. Cái khó là ở chỗ phần lớn thiết bị điện tử phế loại không được thu gom để đưa vào tái chế
Rác điện tử, tài sản quý giá chưa được khai thác đồng thời cũng là một nguy cơ nếu bị phó mặc.
Sự lãng phí nguồn tài nguyên này rất lớn, nhất là ở các nước nghèo. Theo một báo cáo của LHQ, thông thường ở các nước nghèo thiết bị vi tính, điện thoại di động hư hỏng đều bị vứt bỏ chứ không thu gom để tái chế. Một nhà nghiên cứu của UNEP đã tính mức độ lãng phí về vấn đề này ở các nước đang phát triển và đã cung cấp số liệu cho SPIEGEL ONLINE.
Riêng ở Trung Quốc mỗi năm có khoảng 4 tấn vàng, 28 tấn bạc và 6.000 tấn đồng ở trong máy tính và điện thoại di động hỏng bị vứt vào bãi rác. Lượng vàng này trị giá 100 triệu euro - tương đương lượng vàng được khai thác ở một số nước. Theo báo cáo của UNEP thì năm 2010 ở Trung Quốc sẽ có 2,3 triệu tấn rác thải điện tử gồm 500.000 tấn tủ lạnh, 1,3 triệu tấn máy truyền hình và 300.000 tấn computer. Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau Hoa Kỳ về lượng rác thải điện tử, theo ước tính thì năm 2010 Hoa Kỳ có khoảng 3 triệu tấn rác thải điện tử.
Điện thoại di động và computer chiếm một khối lượng lớn kim loại: 15% cobalt, 13% palladium và 3% lượng vàng, bạc khai thác hàng năm trên thế giới được dùng trong công nghiệp sản xuất điện thoại di động và computer. Phần lớn lượng kim loại quý hiếm này cuối cùng lại trở thành rác thải. Trong năm 2008 riêng lượng vàng, bạc, đồng, palladium và cobalt dùng để sản xuất computer trị giá 2,7 tỷ euro.
Theo điều tra của Unep, do thiếu một quá trình tái chế nên các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển tự làm mất đi một lượng lớn các loại nguyên liệu quan trọng. Trong khi đó ở các nước EU nhà sản xuất thiết bị điện, điện tử có trách nhiệm tiếp nhận lại những sản phẩm cũ của mình. Những người kinh doanh kim loại và nguyên liệu phế thải thì hy vọng ngành tái chế sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ. Đối với việc tái chế, thu hồi kim loại đồng người ta đã đạt được kết quả khả quan, thí dụ ở Đức người ta thu hồi được khoảng 50% lượng đồng đã sử dụng trong quá trình sản xuất, tuy nhiên, bất chấp các quy định, một lượng lớn kim loại đã không được đưa vào hệ thống tái chế.
Lượng rác điện tử sẽ tăng gấp 8 lần trong 10 năm tới
Theo báo cáo của Unep ở châu Âu các kim loại như vàng, bạc và palladium ít được đưa vào quá trình tái chế, vì thế châu lục này mỗi năm bị thất thoát trên 5 tỷ euro. Do sản xuất thiết bị điện tử sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nên sự lãng phí nguồn tài nguyên cũng sẽ tăng gấp bội so với hiện nay. Một số công nghệ tương lai như tế bào chất đốt hay quang điện sẽ tăng nhu cầu đối với nhiều loại kim loại quý hiếm. Cho đến thời điểm 2007 toàn thế giới đã tiêu thụ tới 1 tỷ điện thoại di động.
Tại nhiều nước phát triển như Trung Quốc và Cộng hòa Nam Phi lượng rác điện tử năm 2020 sẽ tăng gấp 4 so với năm 2007, mức tăng ở Ấn Độ là 5 lần. Ở các nước châu Phi như Sê-na-gan hay U-gan-đa mức tăng này thậm chí tới 8 lần.
Hiện tại châu Phi đã trở thành bãi chứa thiết bị điện tử phế thải của các nước phương Tây. Theo một Hiệp định của LHQ ký năm 1989, công ước Basler, thì cấm không được tuồn rác sang các nước khác nếu không có sự chấp thuận của các nước đó. Tuy nhiên vẫn có nhiều thiết bị điện tử cũ, chất phế thải, tuồn lậu bằng nhiều đường khác nhau vào các nước đang phát triển.
Núi rác điện tử tác động xấu đến môi trường
Riêng Đức mỗi năm xuất khẩu khoảng 100.000 tấn rác điện tử. Việc tuồn lậu rác thải sang các nước khác rẻ hơn nhiều so với việc tái chế đúng quy định. Những chiếc ôtô cũ xuất khẩu của Đức thường chứa đến tận ngọn rác thải điện tử. Thường rác thải được xuất sang châu Phi và tại đây các thiết bị điện tử sẽ được tháo dỡ thủ công. Tuy nhiên các loại kim loại không được tận thu, khoảng 75% số lượng vàng bị bỏ phí. Những núi rác điện tử khi bị đốt để tiêu hủy, thường tác động rất xấu đối với môi trường và sức khỏe con người. Các loại kim loại nặng khi bị đốt cháy có thể gây ung thư nhất là đối với những người làm việc gần bãi rác. Nguồn đất và nước ở khu vực rác thải bị đốt cũng bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…