Môi trường » Chất thải
Nồng độ dioxin trong môi trường còn cao
(00:08:48 AM 18/06/2011)
Sự tồn lưu của dioxin tại một số vùng ở Việt Hàng chục năm qua, dân sống quanh khu vực sân bay Đà Nẵng vẫn trồng và ăn rau trên đất bị nhiễm chất độc dioxin. Ảnh: KTNT
Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng Ban Chỉ đạo 33), Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cho biết như vậy.
Việc rải 80 triệu lít chất diệt cỏ, chứa ít nhất 366 kg dioxin do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm chiến tranh có tác động xấu đến môi trường Việt Nam là không thể phủ nhận.
Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rải chất da cam/dioxin trên diện tích 2.631.297 ha; trong đó, 86 phần trăm diện tích bị phun rải hơn hai lần, 11 phần trăm diện tích bị phun rải hơn 10 lần; 25.585 thôn bản bị rải chất da cam/dioxin.
Do các hình thái thời tiết như: gió, mưa, lũ... diễn ra tự nhiên, nên diện tích đất, rừng bị ảnh hưởng bởi chất da cam/dioxin rộng hơn diện tích bị rải.
Hơn hai triệu ha rừng nội địa và rừng ngập mặn ở Việt Nam bị hủy hoại do chất da cam, khó phục hồi hoặc chậm phục hồi, tính đa dạng sinh học bị suy giảm. Một số loài động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng hoặc suy giảm.
Hiện nay, tại một số vùng chứa, nạp và rửa các phương tiện phun rải chất da cam/dioxin trong sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát ở Việt Nam, nồng độ dioxin vẫn ở mức rất cao, gấp hàng trăm lần so với nồng độ cho phép trong đất phi nông nghiệp của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA).
Nồng độ dioxin trong bùn và một số động vật thủy sinh tại một số hồ gần các khu vực này gấp từ 5 đến 20 lần nồng độ cho phép.
Hậu quả rõ nét nhất là chức năng giữ nước chống lũ lụt của rừng bị giảm, đất trở nên nghèo nàn, mất tính giàu dinh dưỡng, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế xã hội trong vùng bị phun rải.
Sản lượng thủy, hải sản giảm do hủy hoại rừng ngập mặn; đa dạng sinh học bị suy thoái và trở nên nghèo nàn tại các vùng bị rải, một số loài động vật, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, các loại gặm nhấm và cỏ dại phát triển.
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và khẳng định: dioxin là chất độc nhất do con người tìm và tạo ra. Tại một số vùng bị ô nhiễm nặng, chất da cam/dioxin vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Chính phủ Việt
Chính phủ Mỹ cần có trách nhiệm giúp Việt Nam khắc phục hậu quả dioxin với quy mô lớn hơn, trong việc xử lý triệt để các khu ô nhiễm nặng; giúp đỡ nạn nhân chất da cam/dioxin và những người khuyết tật; phối hợp với Việt Nam nghiên cứu phòng và chống nhiễm độc dioxin...
(Theo TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…