»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:25:53 PM (GMT+7)

Không giải tỏa nghĩa trang chùa nghệ sĩ vì ô nhiễm môi trường

(00:08:09 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ)- Những khán giả yêu sân khấu, cũng như người thân của các nghệ sĩ quá cố đã một phen hú vía khi có thông tin từ phòng tài nguyên môi trường quận Gò vấp, TPHCM đưa ra: Sẽ giải tỏa nghĩa trang chôn cất các nghệ sĩ ở chùa nghệ sĩ TPHCM vì lý do ô nhiễm môi trường .

 

chua[-]nghe[-]si

Đài kỉ niệm nghĩa trang chùa Nghệ sĩ

 

Do thông tin nhầm

 

Tuy nhiên trong thông tin trao đổi với báo chí mới nhất, chủ tịch UBND Q.Gò Vấp (TP.HCM) Trương Văn Non đã khẳng định: Nhiều năm nay khi quy hoạch, quận không hề có chủ trương giải tỏa nghĩa trang nghệ sĩ TP nằm ở chùa Nghệ sĩ (đường Thống Nhất, P.11, Q.Gò Vấp) để làm công viên cây xanh hay bất kỳ một dự án nào khác.

 

Ông Non cũng cho rằng nghĩa trang nghệ sĩ TP rất độc đáo ở nhiều khía cạnh, từ cách tạo lập, tổ chức quản lý cũng như đối tượng được an táng tại đây. Nơi này đang lưu giữ hài cốt nhiều thế hệ nghệ sĩ của TP, cần được bảo tồn. Đây hoàn toàn là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên việc tôn tạo và bảo tồn như thế nào phải được tính toán kỹ lưỡng, có kế hoạch cụ thể và không chỉ có nghệ sĩ mà cả những nhà văn hóa có uy tín cùng tham gia.

 

Theo ông Non, có thể do sơ suất và cách làm “quan liêu, máy móc” của một số cán bộ UBND P.11 đã dẫn đến sự hiểu nhầm là sẽ giải tỏa nghĩa trang nghệ sĩ TP. Khoảng ba tuần trước, Phòng tài nguyên - môi trường quận Gò Vấp đã tổ chức cuộc họp tại UBND P.11 để phổ biến chủ trương của quận là vận động giải tỏa các nghĩa trang gia tộc nằm xen trong khu dân cư trên địa bàn quận, nhằm cải thiện môi trường trên địa bàn.  Chủ trương này được tiến hành hoàn toàn trên cơ sở vận động tự nguyện, đối tượng chủ yếu là các nghĩa trang gia tộc đang tồn tại trong khu dân cư vì trên địa bàn quận hiện có hơn 340 nghĩa trang thuộc dạng này. Nhưng thay vì chỉ mời người đại diện các nghĩa trang gia tộc, phường lại mời luôn cả người quản lý nghĩa trang nghệ sĩ TP đến để thông báo. Ông Non cho biết sẽ “kiểm tra và rút kinh nghiệm về việc này”.

 

Ông Non cũng thông tin gần đây, sau khi nghệ sĩ nhân dân Phùng Há qua đời, Thành ủy, UBND TP, Quận ủy, UBND Q.Gò Vấp và Hội Nghệ sĩ TP.HCM đã tổ chức an táng nghệ sĩ tại nghĩa trang trên. Điều này càng khẳng định không hề có chủ trương của quận hay của TP về việc giải tỏa nghĩa trang nghệ sĩ TP.HCM như băn khoăn của nhiều người.

 

Ngoài việc ngăn chặn sự lấn chiếm tự phát của dân cư xung quanh trong nhiều năm qua, ông Non cho biết quận đang quy hoạch, xây dựng một nhà tang lễ và tháp lưu hài cốt đối diện nghĩa trang nghệ sĩ TP. Đây sẽ là nơi lưu giữ hài cốt khi giải tỏa các nghĩa trang gia tộc trên địa bàn quận. Khu vực này rộng khoảng 2.000m2 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. “Ngoài việc góp phần làm cho khu vực nghĩa trang nghệ sĩ TP thêm ấm cúng, đây cũng là một nét văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta, làm những người đã khuất cảm thấy công bằng trong quá trình đô thị hóa” - ông Non chia sẻ.

 

Nơi yên nghỉ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng

 

 chua[-]nghe[-]si[-]

Mọi người đã xôn xao khi nghe tin giải tỏa nhầm

 

Người yêu thích sân khấu không ai không biết đến nghĩa trang Nghệ sĩ và chùa Nghệ sĩ TPHCM tọa lạc ở TPHCM. Ngôi chùa này có tên là Nhựt Quang nhưng người dân và khán giả mộ điệu vẫn quen gọi là chùa Nghệ sĩ. Chùa được xây dựng năm 1949 do NSND Phùng Há cùng với các soạn giả hoạt động cách mạng: Năm Châu, Trần Hữu Trang, Mai Quân... đứng ra thành lập. Đồng thời  NSND Phùng Há cùng với  những nghệ sĩ tiên phong đã thành lập Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế Nam Việt nhằm liên kết các nghệ sĩ, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.


Thời đó, nhìn thấy có nghệ sĩ tài danh khi chết đi chỉ có mảnh chiếu quấn thân vì không có áo quan để chôn, NSND Phùng Há đau lòng nên bày tỏ ước nguyện tìm một mảnh đất để xây chùa và nghĩa trang, giúp cho “giới nghệ sĩ sinh thời sống chung thì khi chết không thể lẻ loi, túng quẫn như vậy”.


Ý tưởng đó đã được Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế Nam Việt đồng tình ủng hộ. Hai soạn giả Năm Châu và Trần Hữu Trang cùng NSND Phùng Há huy động tiền đóng góp từ các mạnh thường quân, các chủ hãng có tấm lòng hảo tâm đứng ra mua đất, xây chùa và nghĩa trang. Dựa vào mối quan hệ đầy uy tín và tài ngoại giao của một cô đào tài sắc thời đó, NSND Phùng Há đã vận động ông chủ trường đua Phú Thọ tặng cho Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế Nam Việt một ngày thu nhập. Ngày 5-9-1949, hội đã nhận được 139.000 đồng để mua lô đất có diện tích 6.080 m2 ở xã Hạnh Thông Tây – Gò Vấp. Chùa Nghệ sĩ và nghĩa trang Nghệ sĩ được hình thành từ đó, tính đến nay đúng 60 năm, đã có hơn 700 ngôi mộ nghệ sĩ được chôn cất tại chùa, chưa kể đến hơn 100 hũ cốt của nghệ sĩ, công nhân hậu đài, diễn viên quần chúng nghèo được hỏa táng và gửi tại chùa.

 

Nghĩa trang Nghệ sĩ TPHCM đã trở thành biểu tượng của lòng tôn kính người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho nghệ thuật. Trong hơn 700 ngôi mộ ở đây có biết bao con người từng có một thời là những gạch nối làm nên thành tựu to lớn cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói miền Nam. Họ hiên ngang chiến đấu, thông qua các tác phẩm, các vai diễn để ca ngợi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần hun đúc tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong số  họ có người được tôn trọng như những liệt sĩ đã ngã xuống cho sân khấu dân tộc. Họ có công với đất nước, có công với sự nghiệp sân khấu cách mạng và trên hết là tấm gương đạo đức đối với thế hệ diễn viên trẻ sau này, như NSND Năm Châu, NSND Năm Đồ, NSND Ba Vân, NSND Thành Tôn, NSND Út Trà Ôn, NSƯT Hoàng Giang, NSƯT Trường Xuân, NSƯT Thanh Nga, soạn giả Hà Triều- Hoa Phượng, soạn giả Vĩnh Điền, đạo diễn Chi Lăng...


Ở đây còn có những ngôi mộ của các nghệ sĩ tài danh như Minh Phụng, Đức Lợi, Kiều Hoa, Trương Ánh Loan, Hoàng Tuấn, Lương Tuấn, Lê Vũ Cầu, Tô Kiều Lan, Quốc Hòa, Lê Công Tuấn Anh... Đó là những tên tuổi mà thành công của họ là niềm tự hào của giới nghệ sĩ và khán giả mộ điệu. Nghĩa trang Nghệ sĩ gần như quanh năm là ngày tưởng niệm của nhiều nghệ sĩ. Có tháng gần như ngày nào cũng có giỗ nghệ sĩ tại đây. Ngày đó không chỉ có người thân mà còn có rất đông khán giả mộ điệu khắp nơi tìm về, nghe lại bài vọng cổ, xem lại những tấm ảnh lưu niệm để nhớ về người nghệ sĩ họ yêu mến. Giới diễn viên trẻ từ cải lương, hát bội đến kịch nói, điện ảnh, truyền hình sau này đã tìm đến nghĩa trang và chùa Nghệ sĩ TPHCM để tìm hiểu và lắng nghe những câu chuyện thấm nhuần đạo lý của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.

 

Cần được bảo tồn

 chua[-]nghe[-]si

Đài tưởng niệm

 

Chính vì nhiều yếu tố trên nên thông tin giải tỏa nghĩa trang chùa nghệ sĩ vì lý do ô nhiễm môi trường đã khiến tất cả mọi người không chỉ giới nghệ sĩ mà những ai yêu nghệ thuật đều giật mình.

 

Tromg thư về BBT VFEJ, Bạn Kiều Diễm ở Kiên Giang cho biết: Tôi đã nghe người ta nói nhiều đến nghĩa trang nghệ sĩ tại Q. Gò Vấp, TP. HCM nhưng chưa có dịp đến. Lần này, tôi đến nhân việc mọi người đang xôn xao kể nhau nghe về chuyện giải tỏa nghĩa trang. lần đầu tiên đến đây, cảm giác của tôi rất lạ. Đây đúng là nơi độc nhất vô  nhị. Một ngôi chùa để các nghệ sĩ tập họp với nhau khi rời ánh đèn sân khấu và một nghĩa trang nhỏ nhỏ xinh xinh để các nghệ sĩ  yên lòng nằm xuống.

 

Không giống như cảm giác khi tôi đi viếng các nghĩa trang khác, cũng như khi viếng ngôi chùa nghệ sĩ trong nghĩa trang này. Vào đây, tôi như gặp được những gương mặt quá đỗi thân quen của nhiều thế hệ nghệ sĩ, Những vai diễn của các nghệ sĩ như ùa về trong tâm trí tôi.

 

Viếng nghĩa trang không chỉ có tôi, mà còn có rất nhiều người, nhiều độ tuổi, từ những cô cậu chỉ độ 18 tuổi đến những người khoảng 60 tuổi. Với những nghĩa trang khác, thường thì người nhà chỉ vào thăm mộ người thân của mình rồi ra về. Còn ở đây, những người thăm viếng còn là những khán giả hâm mộ. Họ thắp nhang cho mộ của NSND Phùng Há, mộ NSND Út Trà Ôn, rồi mộ Nghệ sĩ kịch Lê Vũ Cầu… đi qua từng ngôi mộ, từng ngôi mộ, để thắp nhang, để nhắc cho nhau nghe những vai diễn mà các nghệ sĩ quá cố đã từng diễn.

 

Đây là một nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Một nghĩa trang đặc biệt như thế này phải được lưu giữ lại như một di tích. Phải được bảo tồn. Tôi thấy có nhiều bức tượng trong nghĩa trang đã cũ và bị xuống cấp. Cần phải được tu sửa lại.

 

 

Vậy mà những khán giả yêu sân khấu, cũng như người thân của các nghệ sĩ quá cố đã bị một phen hú vía vì thông tin giải tỏa nghĩa trang nghệ sĩ. Một chú đi viếng nói với tôi: “ nơi này mà giải tỏa thì tiếc lắm con ơi”. Chính quyền địa phương không thể viện cớ môi trường mà xóa nghĩa trang - chùa nghệ sĩ. Chính quyền cũng không thể nói nhầm là nhầm được. Nếu dư luận không lên tiếng thì sao? Nhầm lẫn như vậy đến lúc người nhà nghệ sĩ quá cố đến bốc dở mộ luôn thì sao?

 

Thiết nghĩ, Chính quyền địa phương không thể viện cớ vì môi trường mà xóa nghĩa trang nghệ sĩ được. Đây là nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Một nghĩa trang đặc biệt như thế này phải được bảo tồn, phải được lưu giữ lại như một di tích.

 

Kien Giang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không giải tỏa nghĩa trang chùa nghệ sĩ vì ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI