Môi trường » Chất thải
Hà Nội nói "không" với túi nilon từ tuổi mẫu giáo
(00:07:40 AM 18/06/2011)
Những chiếc túi nilon sẽ mất trên 500 năm để phân hủy. (Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: Internet)
Cần cấm sản xuất túi nilon độc hại
- Ngày mai (8/8), 29 quận, huyện của Hà Nội sẽ đồng loạt ra quân hưởng ứng chương trình “Hà Nội – ngày Chủ Nhật không túi nilon.” Bà có thể cho biết rõ hơn về chương trình này?
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: “Hà Nội – ngày Chủ Nhật không túi nilon” là sự nối tiếp sau kết quả đáng khích lệ của chương trình thí điểm “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” được tổ chức ngày 30/1/2010.
Tại chương trình này, ngoài sự kiện chính được diễn ra tại Công viên nước Hồ Tây, chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động như đạp xe vì môi trường, phát túi thân thiện với môi trường miễn phí tại hệ thống các siêu thị, chợ trên toàn địa bàn Hà Nội…
Hiện ban tổ chức đã có đủ 60.000 chiếc túi để phát miễn phí cho người dân. Trong đó, có 30.000 túi giấy và 30.000 túi vải dễ phân hủy trong môi trường.
- Xin bà nói rõ hơn về thành công của chương trình thí điểm “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” hồi đầu năm 2010?
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: Khi chúng tôi kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cho chương trình, nhiều doanh nghiệp rất muốn tham gia. Tuy nhiên, chúng tôi chọn Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) bởi doanh nghiệp này có chuỗi siêu thị và cơ sở sản xuất (mì ăn liền, gia vị…), sử dụng nhiều túi nilon và 100% không tự hủy. Khi chương trình được thực hiện, các chuỗi siêu thị của Hapro phát túi thân thiện môi trường miễn phí trong một tuần, người dân đã nhiệt tình hưởng ứng.
Bảy tháng qua đi, chúng tôi có khảo sát tại một số siêu thị, thì mọi người đều biết về chiến dịch ở Hapro và muốn chương trình tiếp tục. Ở siêu thị Metro, người ta hưởng ứng bằng cách phát túi thân thiện môi trường cho khách trong một tháng. Sau đó, người ta không phát túi nilon nữa, mà buộc người mua phải bỏ tiền túi ra mua túi có dòng chữ “Chung tay bảo vệ môi trường…”
Và bây giờ, khi chương trình này được mở ra, có rất nhiều doanh nghiệp đề nghị phối hợp. 60.000 túi được 100% xã hội hóa, nghĩa là các doanh nghiệp ký thẳng với đơn vị sản xuất túi, rồi giao sản phẩm cho Quỹ để phát tới tay người dân.
- Bà có cho rằng, sau 7 tháng chúng ta mới lặp lại chương trình thì loãng và có thể rơi vào tình trạng “bùng lên rồi vụt tắt” hay không?
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: Nói về giáo dục, nâng cao nhận thức phải dần dần. Để hình thành thói quen của người dân không chỉ một sớm, một chiều mà cần có thời gian cũng như biện pháp tuyên truyền hợp lý. Song, tôi nghĩ qua đó, ý thức của người dân về tác hại của túi nilon đã được cải thiện.
Ngoài nhận thức của người dân, để quyết liệt hơn, chúng ta cần phải có các chế tài mạnh để thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất túi nilon. Nhất là phải cấm hoạt động tại những cơ sở không đạt chuẩn (như ở làng Triều Khúc - Hà Nội, làng Khoai - Hưng Yên).
Nhìn ra nước ngoài, ở Bangladesh người ta không cho nhập khẩu hạt nhựa sản xuất túi nilon, các siêu thị lớn ở Trung Quốc không phát túi nilon mà bán đắt hơn túi thân thiện môi trường…
Không tuyên truyền suông!
- Như bà nói, tuyên truyền mới chỉ là bước đầu của “cuộc trường chinh” tuyên chiến với túi nilon. Vậy, Quỹ Bảo vệ Môi trường đã “hiến kế” gì cho các cấp lãnh đạo của Hà Nội về vấn đề này?
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: Chúng tôi đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội một số phương án. Nhưng thật ra, nói không với túi nilon trong một sớm một chiều là không thể. Hiện, các chương trình mới chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền.
Sau sự kiện ngày 8/8, chúng tôi sẽ mở rộng kế hoạch tuyên truyền liên tục bằng cách phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… Từ đó, tại mỗi buổi sinh hoạt của các đoàn thể này sẽ nói về tác hại của túi nilon tới môi trường và sức khỏe cũng như các giải pháp thay thế. Có thế mới mong tác động đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ từ nông thôn tới thành thị.
Đặc biệt, chúng tôi dự kiến sắp tới sẽ xin ý kiến của thành phố, đưa một số tiết học nói về tác hại của túi nilon vào giáo dục môi trường cho học sinh. Đối tượng giáo dục sẽ phải từ mẫu giáo đến học sinh phổ thông trung học, giúp các em hiểu rõ tác hại của túi nilon và hình thành ý thức từ khi còn bé.
Kế hoạch tuyên truyền thì nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không tuyên truyền suông.
- Vậy Quỹ sẽ làm gì?
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: Về lâu dài, ở góc độ của mình, Quỹ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, khuyến khích hoặc đặt hàng xây dựng, nghiên cứu đề tài sản xuất túi nilon tự hủy.
Khi nghiên cứu thành công, Quỹ sẽ đề nghị thành phố có chính sách trợ giá cho doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này như cho vay lãi suất ưu đãi, giảm thuế, thậm chí là hỗ trợ mặt bằng sản xuất… để đưa sản phẩm giá rẻ ra thị trường. Khi túi nilon thân thiện môi trường bằng giá túi nilon hiện nay, thì sẽ chẳng ai dại gì không sử dụng.
Tuy nhiên, chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có cố gắng hết sức cũng không thể giải quyết tận gốc vấn nạn túi nilon mà cần sự xắn tay của các cấp, các bộ ngành khác.
Chúng tôi hy vọng, chiến dịch “Hà Nội – ngày Chủ Nhật không túi nilon” sẽ là bước đệm, để tất cả xã hội cùng vào cuộc, nói không với loại rác thải nguy hại này.
Xin cảm ơn bà!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…