Môi trường » Chất thải
Giang hồ bảo kê xe đổ phế thải
(00:07:22 AM 18/06/2011)
Dân khốn khổ khi phải đi qua con đường phế thải. Ảnh: Đức Nam.
Đường địa ngục
Con đường chỉ dài khoảng 200m nối phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) với xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) qua một cánh đồng, ra đường vành đai 3 (Khuất Duy Tiến kéo dài, gần phía cầu Dậu). Đứng tại đầu đường (phía đường Khuất Duy Tiến kéo dài trên địa phận phường Đại Kim) đã thấy 2 dãy đất thải cao ngất được đổ tràn ra 2 bên đường và xuống ruộng. Người dân qua lại, mặt méo xệch vì bùn lầy quyện chặt bánh xe. Một cụ già đi xe đạp, bùn ngập gần đầu gối, đang dồn sức đẩy xe; mấy em học sinh quần xanh áo trắng phải tháo giày dép lội bì bõm...
Nhiều người dân gọi đây là đường địa ngục. Bà Nguyễn Thị Hợp (72 tuổi, ngụ tại Đại Kim) bức xúc: “Tôi đi qua con đường này đã hơn 40 năm để mưu sinh, nhưng 2 năm gần đây nó thật khủng khiếp. Dường như phế thải của thành phố đổ về đây. Đường thành phố mà không bằng đường vùng sâu, vùng xa. Lúc sáng tôi đi, bùn ngập tận đầu gối. Hằng đêm, các loại xe phế thải đất, đá, bùn đều tập trung về đây. Tôi chỉ mong các cấp chính quyền trả lại con đường như xưa để cuối đời tôi đi lại không phải bì bõm”.
Ông Triệu Quốc Thịnh (60 tuổi, sống tại Tân Triều) hằng ngày chứng kiến con đường bị tàn phá nên thỉnh thoảng lại tự nguyện chở vật liệu tới vá. Ông Thịnh nói: “Bốn tháng gần đây, người ta đổ phế thải mới thực sự khủng khiếp. Người dân kêu lên chính quyền địa phương, cũng thấy cán bộ ra, nhưng sau đâu lại vào đó.
Buổi tối, có một số bọn xăm trổ đầy mình xách kiếm đứng ra hướng dẫn cho ô tô vào đổ phế thải. Người dân kêu mãi cũng chán rồi. Tôi đã nhiều lần đưa người đi cấp cứu vì ngã do đường xấu. Đường này nếu trời mưa thì thành một cái mương lầy lội”.
Nhóm phóng viên Tiền Phong có mặt tại con đường này vào buổi tối. Đêm xuống, đoạn đường vành đai 3 vắng, chỉ có các xe tải rầm rập tới con đường dẫn vào thôn Triều Khúc, xã Tân Triều đổ phế thải. Khi phát hiện có người lạ, dưới ánh đèn pha ô tô, một số thanh niên đầu trọc xăm trổ vác kiếm sáng loá chạy tới.
“Công an chúng cũng không sợ”
Đây là con đường thuộc phạm vi phường Đại Kim và xã Tân Triều nên phải chăng cha chung không ai khóc? Phó Chủ tịch xã Tân Triều, Nguyễn Hữu Vị, nói: “Con đường nằm biệt lập như thế. Chúng tôi đã nhiều lần tổ chức tuần tra, xử lý nhiều nhưng không xuể. Có ngày, Chủ tịch xã phải đi rình để bắt xe đổ trộm phế thải. Chúng tôi làm cả biển cấm đổ phế thải treo trên cột điện nữa nhưng không ăn thua; lực lượng công an còn treo cả biển cảnh báo trấn lột, cướp bóc để người dân cảnh giác. Bây giờ phải có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương 2 bên. Thực tế, đoạn đường bên phía Đại Kim đổ rất nhiều, bên xã tôi đổ ít hơn”.
Bí thư Đảng ủy phường Đại Kim Phạm Văn Hoà nói: “Chúng tôi cử dân phòng ra làm việc, bọn chúng còn xách kiếm chém một anh. Do đường vành đai 3 chưa hoàn thiện nên ngoài tầm kiểm soát của phường. Các lực lượng của phường và quận Hoàng Mai thường xuyên bổ sung đi tuần tra nhưng không xuể, không thể đứng đấy cả đêm được. Công an chúng cũng không sợ. Tôi được biết, công ty đổ phế thải đó là con cưng. Những xe kia mang thương hiệu Phú Phương”. Hỏi con cưng của ai, ông Hoà nói không biết.
"Bây giờ kêu cũng không thể được, ruộng của dân, mộ người thân của dân nó cũng đổ phế thải lên. Dân sợ quá phải cắm sào làm dấu mộ và ngày nào họ cũng đến kêu tôi. Xe chúng cứ chạy rầm rập đổ phế thải như công trường" - Bí thư chi bộ khu phố Kim Giang (Đại Kim), Nguyễn Xuân Yến
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…