Môi trường » Chất thải
Giảm độc hại chất thải trong gia đình
(00:07:49 AM 18/06/2011)
Nhiều loại chất thải trong nhà
Trong mỗi gia đình đều tồn tại nhiều loại chất thải như: sơn, thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật), dầu nhớt, mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, chất tẩy rửa, pin, dung môi, axít/kiềm. Chất thải nguy hại trong gia đình gây hại cho sức khỏe và sự sống của con người, ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau.
Vào thời điểm năm 2007, trung bình một hộ gia đình Mỹ có khoảng 50 kg chất thải nguy hại trong tầng hầm, nhà để xe, tầng áp mái, nhà kho, vườn, hoặc nơi sinh họat.
Các sản phẩm này đem đến nhiều mối nguy. Đầu tiên, chúng ta có thể bị phơi nhiễm (tiếp xúc trực tiếp, hít vào hoặc nuốt phải) với những chất độc trong khi sử dụng. Kế đến, các hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước cấp khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý. Thứ ba, khi quăng vào rác, các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân vệ sinh, hoặc chúng có thể diễn ra các phản ứng hóa học trong xe chở rác hoặc trong lòng bãi rác.
Sơn, pin, chất tẩy rửa trong nhà tắm, dung môi, thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật), dầu nhớt, sơn, dung môi pha loãng sơn, thuốc uống theo toa bác sĩ - các sản phẩm này và nhiều sản phẩm khác chứa các hóa chất nguy hại đến sức khỏe con người nếu chúng không được sử dụng, lưu trữ, hoặc thải bỏ đúng cách.
Các sản phẩm này có nguy cơ nổ, gây cháy, ăn mòn, hoặc gây độc cho người, động vật và môi trường. Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa kiếng, gỗ, kim lọai, lò nướng, toilét và các vết ố chứa những hóa chất nguy hại như ammôniắc, axít sunfuríc, và axít phốtphoríc, kiềm, chlorine, formaldehide (phoọc-môn) và phenol.
Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa chén hoặc sơn tường có thể dễ dàng dẫn việc bạn tiếp xúc với các sản phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của mình. Nước rửa chén cũng độc hại - phần lớn chứa chlorine ở dạng đậm đặc, là chất gây độc nếu nhiễm vào bên trong cơ thể ở liều lượng lớn.
Dioxin là một sản phẩm phụ của chlorine được Cơ quan Môi trường Mỹ (US-EPA) xác định là một chất có khả năng gây ung thư. Formaldehide có thể hiện diện trong phần lớn các gia đình ở một số sản phẩm như sơn latex, vải, vật liệu bằng nhựa trong xe hơi và đồ gỗ.
Đây là một trong các chất ô nhiễm có bản chất là hợp chất hữu cơ bay hơi và là một chất gây ung thư ; gây kích ứng mắt, da và họng cũng như gây triệu chứng như cúm, nổi mề đay và các bệnh về thần kinh.
Có lẽ mặt hàng đáng sợ nhất trong số các sản phẩm của công nghệ làm đẹp là nước hoa. Phần lớn phụ nữ sử dụng nước hoa thường xuyên nhưng điều mà nhiều người không biết là công nghiệp nước hoa không có quy định.
Lý do ngành này được luật pháp bảo vệ là cho phép nhà sản xuất giữ bí mật thành phần hương liệu. Nhiều hóa chất có trong nước hoa dễ hấp thu vào da để từ đó tích lũy trong các cơ quan chính của cơ thể.
Trong khi chưa có nghiên cứu y khoa nghiêm túc nào được thực hiện về ảnh hưởng của nước hoa, một số bác sĩ và nhà khoa học tin rằng nước hoa có thể gây hại cho sức khỏe như khói thuốc lá, phần nào do 95% hóa chất sử dụng trong hương liệu là những hợp chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Các hợp chất này bao gồm dẫn xuất của benzene, aldehydes và nhiều chất độc khác có khả năng gây ung thư, quái thai, rối loạn hệ thần kinh trung ương và dị ứng. Các mùi hương hóa chất này còn có thể tìm thấy trong nước hoa xịt phòng, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải…
Làm thế nào để giảm việc thải bỏ các chất thải nguy hại trong gia đình?
- Sử dụng các sản phẩm có chứa ít chất độc hại nhất đang có trên thị trường: Trên thị trường có nhiều sản phẩm có chứa chất ít hoặc không độc hại. Vì vậy, nếu phải mua một sản phẩm có chứa chất độc hại, chỉ mua đủ dùng.
- Đọc kỹ nhãn sản phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng yêu cầu của chúng ta trước khi mua nó. Một khi đã mua, tuân thủ theo các hướng dẫn về sử dụng an toàn, thông gió và tồn trữ.
- Đừng sử dụng nhiều hơn mức được hướng dẫn sử dụng. Sử dụng một lượng dư chỉ đem lại các kết quả là mang lại nhiều mối nguy hơn cho chúng ta và môi trường, chứ không phải hiệu quả hơn về mặt sử dụng.
- Đem các sản phẩm còn dư cho người khác: Đem các sản phẩm còn dư cho bạn bè, hàng xóm, các nhóm cộng đồng hoặc làm từ thiện có thể làm cho các sản phẩm này không bị lãng phí và giảm rủi ro cho môi trường và chínnh bạn.
- Tái chế bất cứ khi nào có thể: Có thể áp dụng đối với dầu nhớt, pin, sơn, hoặc hóa chất rửa hình.
- Tránh sử dụng hương liệu hoặc dung môi bay hơi. Nhiều sản phẩm bị bay hơi trong không khí trước khi bạn sử dụng chúng, ví dụ, nước hoa xịt phòng, nước hoa. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có hương liệu hoặc dung môi bay hơi thường không kinh tế.
Đặc biệt, không bao giờ chôn những vật liệu nguy hại vì chúng có thể ngấm vào tầng nước ngầm mà bạn sử dụng để uống. Không bao giờ đổ chất thải nguy hại xuống đất, vào sông, suối hay đổ chúng vào cống thoát nước. Luôn luôn giữ chất nguy hại trong bao bì nguyên thủy của chúng và bảo đảm rằng chúng được dán nhãn đúng. Không đốt nhựa, cao su, bao bì có chất thơm bay hơi hoặc gỗ ép, bởi vì các sản phẩm này có thể sản xuất ra chất độc làm ô nhiễm môi trường.
Từng cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới đang chung tay để giảm lượng chất thải độc hại làm nguy hiểm cho cộng đồng. Bạn đã sẵn sàng để làm phần việc của mình chưa?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
- Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
- Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
- Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
- Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
- Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
- Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…