»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:24:05 PM (GMT+7)

Dùng công nghệ hóa cơ trong xử lý đất nhiễm dioxide

(00:08:35 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia về xử lý đất nhiễm dioxide trong và ngoài nước tham dự hội thảo "Công nghệ hóa cơ trong việc xử lý đất nhiễm dioxide và hợp chất khác", diễn ra ngày 2/10 tại Hà Nội.

Đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia về xử lý đất nhiễm dioxide trong và ngoài nước tham dự hội thảo "Công nghệ hóa cơ trong việc xử lý đất nhiễm dioxide và hợp chất khác", diễn ra ngày 2/10 tại Hà Nội.

 

Các đại biểu đã nghe tiến sĩ John Robertson của Trường Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand) trình bày về công nghệ xử lý đất bị nhiễm dioxide và các hợp chất khác bằng máy nghiền bi có dạng quỹ đạo và dạng mặt phẳng (hay còn gọi là các ống lò phản ứng).

 

Trên cơ sở phá vỡ các liên kết hóa học và phân hủy các phân tử hữu cơ thành các hạt điện tử ở cấp nhỏ hơn, công nghệ này có khả năng phân hủy cơ hóa tất cả các độc chất hữu cơ bền vững như dioxide, DDT và các hydrocarbon trong dầu mỏ trong đất.   

 

Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng năm sân bay, gồm Ðà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát, Tân Sơn Nhất và Nha Trang, làm địa điểm xuất phát của các máy bay rải chất khai quang có chứa dioxide.

 

Theo khảo sát, có ba điểm nóng về nhiễm dioxide là sân bay Ðà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát, trong đó sân bay Biên Hòa có khoảng 90.000m3 đất bị ô nhiễm dioxide, Ðà Nẵng có khoảng 85.000m3 đất và Phù Cát có 40.000m3 đất.

 

Cuộc điều tra, đánh giá tác động của chất dioxide tồn dư tại Biên Hòa do cơ quan chức năng tiến hành vào cuối năm 2006, cho thấy hệ thống tường bao quanh khu vực ô nhiễm dioxide ở sân bay đã bị phá vỡ; các bể chứa than hoạt tính để hấp phụ dioxide hết giá trị sử dụng.

 

Do đó, dioxide từ các khu vực ô nhiễm vẫn có thể theo nước mưa chảy vào hồ ao lân cận sân bay. Một số hồ quanh khu vực này nồng độ dioxide cao gấp bảy lần so với nồng độ cho phép.   

 

Bộ Quốc phòng đang tiến hành xử lý các khu đất bị ô nhiễm tại sân bay trên, với kinh phí khoảng 75 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của Chính phủ. Khoảng 60.000m3 đất bị nhiễm dioxide sẽ được chôn lấp bằng bê tông và bentonite, các vật liệu cách ly và hấp phụ dioxide. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009.   

 

(Theo TTXVN)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dùng công nghệ hóa cơ trong xử lý đất nhiễm dioxide

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI