»

Chủ nhật, 24/11/2024, 10:09:28 AM (GMT+7)

Dự án khai thác bauxite Đăk Nông - Một thảm hoạ của các buôn làng

(00:08:28 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định ngoài yếu tố phá vỡ môi trường, dự án khai thác bauxite Đăk Nông có nguy cơ xoá đi không gian văn hoá đặc thù của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định ngoài yếu tố phá vỡ môi trường, dự án khai thác bauxite Đăk Nông có nguy cơ xoá đi không gian văn hoá đặc thù của đồng bào các dân tộc thiểu số.

 

>> Khai thác bauxite ở Đăk Nông - Bom bùn khổng lồ treo trên đầu

 

• Lược trích bài tham luận tại hội thảo

 

Sa mạc hoá Tây Nguyên

 

Cạo sạch rừng, bóc đi từ 1 – 1,5m đất cho đến quặng, rồi tiếp tục moi hàng chục mét nữa để vét hết quặng, và sau đó kế hoạch hoàn thổ: lấp đất lại, trồng rừng lên, lập làng lại, khôi phục lại cuộc sống cho dân…

 

Theo tôi cái kế hoạch này chỉ là nói chơi, nói đùa cho vui, nếu không phải là nói cho được việc trước mắt.

 

Ai từng ở Tây Nguyên đều biết mùa mưa rừng ở đây dữ dội thế nào, lại trên đất Đăk Nông cao trên 800m và dốc đến 25 độ, hoàn thổ thế nào kịp trước mùa mưa?

 

Sẽ là một cuộc cạo sạch vĩnh viễn và khai thác tàn phá có tính tiêu diệt không hơn không kém. Chắc chắn sẽ để lại một hoang mạc, như nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, không chỉ ở đây mà còn ở cả một vùng rộng lớn Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

 

Tai hoạ do chất thải độc từ khai thác bôxit ở trên độ cao và dốc như Đăk Nông chắc chắn còn gấp trăm lần tai hoạ Vedan…

 

Sự tan vỡ của các buôn làng

 

Thử đặt lại câu hỏi trên hơn 2/3 diện tích của tỉnh Đắk Nông vốn có bao nhiêu rừng và đất của bao nhiêu làng Mnông mà ta sẽ chặt trụi, cạo sạch đi hết rừng, rồi đào bới lên để lấy bôxit, sự tan vỡ của các làng Mnông ngàn đời ấy sẽ đem lại hậu quả gì?

 

Liệu chúng ta có phải chờ đợi một tình hình bất ổn mới, như đã diễn ra trong nhiều năm qua trên cao nguyên này? Lần này có thể còn nặng nề hơn vì nhiều lý do: việc mất đất, mất rừng của dân tộc bản địa rộng lớn hơn, tập trung hơn, dữ dội hơn, tính chất xuyên biên giới rõ rệt và phức tạp hơn.

 

Và lại có yếu tố nước ngoài – một yếu tố nước ngoài không hề đơn giản, đã cắm được vào tận đây thì không dễ, không biết bao giờ mới nhổ đi được, di hại không biết đến bao giờ. Tôi nghĩ cần phải nói ra điều này, hôm nay, nếu không thì sẽ là vô trách nhiệm với đất nước, với lịch sử.

 

Với những ai từng yêu mến, gắn bó, và cả mắc nợ nữa, mảnh đất và con người ở đây, vấn đề nóng bỏng là người Mnông chủ nhân Đắk Nông này, sẽ đi đâu, sẽ ra sao?

 

Có bao nhiêu căn cứ trong những điều mà những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư hứa với đồng bào Mnông, với các làng Mnông? Bao nhiêu khả năng ấy là hiện thực? Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu đó chỉ là lời hứa cho xong chuyện, cho được việc hôm nay, vì những quyền lợi cấp thời bây giờ?

 

Những người Mnông bản địa sẽ định cư thế nào, làm gì ở vùng đất mới của họ, và họ đứng đâu trong các nhà máy của chúng ta? Kinh nghiệm suốt hơn 30 năm qua cho thấy, chưa đâu thành công trong việc đưa người bản địa trở thành những công nhân hiện đại.

 

Họ chỉ còn hai còn đường: lui vào rừng ngày càng sâu, bị bần cùng hóa tột độ, ngày càng khốn khổ và bế tắc. Hoặc, ở lại và trở thành người làm thuê đơn giản cho những người nơi khác đến.

 

Ông chủ của họ sẽ là người Kinh (và 26.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật như kế hoạch dự kiến sẽ đưa lên đây), và cả những người nước ngoài mà chúng ta không hề mong muốn. Bị đẩy vào tình cảnh tất yếu đó, hoặc họ sẽ là một dân tộc bị suy tàn, mai một; hoặc họ sẽ có phản ứng không thể lường.

 

Các nhà khoa học đã phác ra bức tranh khá đen tối về môi trường. Tôi xin thử hình dung bức tranh xã hội. Vấn đề môi trường cũng là vấn đề xã hội, là vấn đề dân tộc, và đã là vấn đề dân tộc thì chớ coi thường.

 

Chúng ta đang đứng trước một vấn đề như vậy ở Đắk Nông này. Quả thật nếu cứ dấn tới, tôi không thấy có đường ra. Có quá nhiều hiểm nguy có thể đưa đến thảm hoạ từ một quyết đoán hời hợt.

 

Dưới góc nhìn của một người am hiểu văn hoá Tây Nguyên, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định ngoài yếu tố phá vỡ môi trường, dự án này còn là nguy cơ xoá đi một không gian văn hoá đặc thù của đồng bào các dân tộc thiểu số

 

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án khai thác bauxite Đăk Nông - Một thảm hoạ của các buôn làng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI