»

Thứ ba, 03/12/2024, 17:24:39 PM (GMT+7)

Đồ chơi làm từ phế thải

(00:06:28 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hàng nghìn đồ chơi cho trẻ đang học tập tại trường đều được làm ra từ… phế thải. Mô hình độc đáo này hiện đang được triển khai nhân rộng tại trường Mầm non Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Theo cô giáo Lê Thị Chanh - Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) - trăn trở trước tình trạng những trò chơi ý nghĩa dành cho trẻ ngày càng khan hiếm; đồ chơi giá thành vô cùng đắt đỏ, các giáo viên trường Mầm non Thuỷ Dương đã đưa ra ý tưởng độc đáo: biến phế thải thành đồ chơi cho trẻ.

 


Các em học sinh trường Mầm non Thuỷ Dương thích thú với mô hình trò chơi được làm từ phế thải


Theo chân cô giáo Phùng Thị Ánh Hồng - Hiệu trưởng trường Mầm non Thuỷ Dương - chúng tôi đến thăm phòng truyền thống của trường, nơi trưng bày hàng nghìn tác phẩm đồ chơi cho trẻ rất độc đáo. Cô Hồng cho hay, mô hình độc đáo này được nhà trường thực hiện từ những năm mới đầu thành lập trường (1993) và được đưa vào hoạt động giảng dạy trong nhiều năm gần đây.

 

“Mục đích cốt lõi của mô hình này là nhằm tạo ra sản phẩm trò chơi cho trẻ. Qua đó, giúp trẻ có thêm những đồ chơi mới, lạ và đa dạng trong hoạt động giáo dục; góp phần nâng cao nhận thức để trẻ biết tiết kiệm cũng như bảo vệ môi trường” - cô Hồng cho biết thêm.

 

 

Từ các nguyên vật liệu tự nhiên, phế thải như vỏ hộp sữa chua, vỏ dầu gội đầu, vỏ ngao, sò, bịch dầu nhớt, vỏ chai nhựa... bằng đôi tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú, các cô giáo đã biến chúng thành đồ dùng, đồ chơi có màu sắc hấp dẫn, phục vụ công tác giảng dạy cũng như vui chơi của trẻ.

 

 

Cũng theo cô Hồng, tận dụng những phế liệu đã qua sử dụng từ nhà trường và gia đình học sinh, các cô đã tạo nên một thế giới đồ chơi đẹp, lạ mắt khiến các em nhỏ rất thích thú.

 



Độc đáo mô hình 11 cô gái sông Hương


Tất nhiên trước khi trở thành đồ chơi, những món phế liệu đó phải được qua các khâu xử lý, làm sạch, đảm bảo vệ sinh, không gây độc hại cho các em.

 

 

Cô Lê Thị Chanh cho biết, hằng năm, để khuyến khích những ý tưởng độc đáo và mới lạ trong giáo viên, nhà trường thường tổ chức các cuộc thi sáng tạo tài năng nhằm tạo ra các sản phẩm đồ chơi cho trẻ, thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên trong toàn trường. Từ những cuộc thi này, nhà trường cũng vừa đảm bảo hoạt động giải trí, vui chơi cho chị em mà vừa thu về những sản phẩm trò chơi rất độc đáo và có giá trị chuyên môn, phục vụ cho công tác giảng dạy.

 

 

Cũng theo cô Chanh, mô hình giáo dục này ở trường Mầm non Thuỷ Dương đang được các cấp chính quyền nhân rộng, đảm bảo khả năng phát huy giá trị sản phẩm, đưa những sản phẩm “tự chế” gần gũi với các em học sinh, giúp các em biết bảo vệ môi trường lành mạnh. “Chúng tôi mong muốn đem những sản phẩm của mình làm ra giúp tiết kiệm một phần kinh phí chi tiêu trong nhà trường; qua đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các em học sinh” - cô Chanh bộc bạch.

 

 

“Mấy tháng trước nhà trường đã tiếp đón hàng chục lượt khách tìm đến tham quan mô hình. Có rất nhiều người tỏ ý muốn đưa một vài mẫu sản phẩm để nhân rộng, chúng tôi cũng sẵn lòng thôi!” - cô Hồng tự hào khoe.

Theo Vương Hoafng/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Đồ chơi làm từ phế thải

  • Lê Thị Ánh (15:22:38 PM 10/11/2013)đồ chơi tự làm

    các hình ảnh đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đồ chơi làm từ phế thải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI