»

Thứ bảy, 22/02/2025, 16:59:31 PM (GMT+7)

Dân Đà Lạt đỏ mắt vì bùn thải

(00:07:59 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Không chỉ là chuyện bụi mù trời, chuyện tai nạn xe máy liên tục xảy ra do bùn đổ trên đường mà giờ đây, hàng trăm hộ nông dân trồng rau, hoa ở Đà Lạt lại đỏ mắt vì bùn thải từ hồ Xuân Hương.

bun[-]thai[-]Ho[-]Xuan[-]Huong


Hệ lụy từ bùn đất thải từ hồ Xuân Hương đang gây bức xúc cho người dân (ảnh : Dân Đà Lạt rủ nhau bắt cá nhân dịp nạo vét Hồ Xuân Hương)


Mặc dù đã nhiều lần được nạo vét, chỉnh trang… nhưng chưa lần nào hệ lụy từ bùn đất thải từ hồ Xuân Hương lại gây bức xúc cho dân nhiều như lần này.


Theo lộ trình của những chuyến xe ben chở bùn đất từ lòng hồ Xuân Hương đến bãi đổ bùn thải giữa đèo Mimosa, chúng tôi không khỏi sững sờ khi thấy bùn đất được đổ ngay bên vệ đường đèo rồi chảy tràn xuống vực thành bãi sình khổng lồ.

 

Con suối đầu nguồn giữa núi rừng cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới rau, hoa… cho hàng trăm hộ dân sống phía cuối đèo Prenn và đèo Mimosa từ xưa đến nay vốn trong xanh giờ đã thành suối đen khi dòng nước đầy bùn đất hòa vào.

 

Và với dòng nước đó, cả một vùng rau, hoa sử dụng duy nhất nguồn nước này đã nghẹn lại, rau không còn xanh và nhiều vườn hoa chẳng còn khoe sắc được nữa.


Ông Phạm Đệ ở khu phố 5 – phường 3 – Đà Lạt chỉ những băng su lơ xơ xác, vườn hoa layơn héo và bạc trắng do dính đầy bùn với ánh mắt thất thần: “5.000 cây su lơ xanh và 24.000 cây lay ơn đã bán theo hợp đồng cho thương lái giá 33 triệu đồng bây giờ thành đồ bỏ. Thương lái lấy lại tiền cọc và trả hàng không mua nữa vì rau, hoa đầy bùn đất, không đạt chất lượng”.

 

Cùng nỗi niềm đó, anh Trần Văn Trung ở phường 10 – Đà Lạt cũng buồn trong tiếng thở dài: “vườn hoa layơn của nhà em nếu bán theo giá hiện nay cũng được từ 35 – 40 triệu thế nhưng bây giờ thì gần như chẳng còn gì. Không còn nước trong để tưới. Tưới nước suối đầy bùn đất này thì hoa màu đỏ biến thành vàng quạch và chết rũ ”.


Đưa chúng tôi đi xem những vườn rau, hoa đang đứng trước nguy cơ mất trắng do không thể tưới dòng nước đầy bùn đất, ông Phạm Minh – Phó Khu phố 2 – Phường 10 - Đà Lạt cho biết: “ Khu vực Sở Lăng thuộc khu phố 2 này có hơn 50 hộ nông dân với trên 35 ha đất canh tác rau, hoa. Hiện nay nhà nào cũng như đang ngồi trên lửa khi nhìn rau, hoa chết mà chẳng làm được gì. Nhà tôi đã mất trắng 40 triệu đồng do 2 sào cải chẳng thu hoạch được. Ngoài ra còn 3 nghìn gốc lơ cũng coi như xong. Đáng lo hơn nữa là ở đây không ít hộ dân lâu nay vẫn dùng nước suối này để tắm giặt, ăn uống…Giờ thì chẳng còn nước để sinh hoạt hằng ngày ”.


Nhìn dòng nước vàng quánh, đầy bùn đất phun ra trong hệ thống tưới của nông dân thì ai cũng biết được chẳng vườn rau, hoa nào có thể sống được. Nhiều mảnh vườn được thu hoạch xong trước khi xuất hiện dòng suối đen giờ đây nông dân không dám xuống giống nữa đành phải bỏ đất trống.

 

Rau, hoa bị hư hại hàng loạt. Nông dân ở đây đang đỏ mắt vì màu của dòng nước, đỏ mắt vì mất hàng trăm triệu đồng và lâm vào cảnh khó khăn thế nhưng…


Tự cố gắng khắc phục. Đó là câu nói và hình như cũng là điều duy nhất đến lúc này mà những người có trách nhiệm, các cơ quan có trách nhiệm… làm được với những nông dân đang bị thiệt hại do bùn thải theo dòng suối.

 

“Bảo tự khắc phục thì chúng tôi khắc phục như thế nào ? ” – Câu hỏi không lời đáp đó của ông Phạm Đệ cũng chính là ngõ cụt  của hàng trăm hộ nông dân khác cùng chung cảnh ngộ. Ông Phạm Đệ cho biết dân đã làm đơn gửi lên các cấp chính quyền nhiều lần. Cán bộ phường có xuống xem xét xong, bảo dân tự cố gắng khắc phục… rồi về đến nay chẳng thấy gì nữa.

 

Ông Nguyễn Thanh Minh – Chi hội trưởng Chi hội nông dân khu phố 8 – phường 3 đưa cho chúng tôi xem một đơn kêu cứu tập thể với 16 chữ ký của dân và nói: “Đơn đã gửi từ tuần trước nhưng đến nay chẳng thấy các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm về chuyện này nói gì ”.


Theo dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt để triển khai việc nạo vét hồ Xuân Hương thì đơn vị thi công phải xây bờ kè bằng rọ sắt, đá phía dưới bãi thải để chắn lượng bùn thải, đảm bảo bùn đất thải không chảy tràn xuống khe núi (nơi có dòng suối ) thế nhưng hạng mục này không được thi công trước khi đổ bùn thải.

 

Đến khi bùn thải tràn thì đơn vị thi công mới đắp một đập đất nhỏ; Và với cách chữa cháy này, đâp đất ấy cũng bị vỡ vì không chịu nổi sức nặng của hàng chục nghìn m3 bùn thải.


Ban quản lý và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt - đơn vị chủ đầu tư cho biết: để khắc phục, đơn vị thi công đang đắp đập mới ngăn bùn thải chảy vào dòng nước suối và tạm ngưng đổ bùn thải vào bãi này.

 

Tuy nhiên theo Ông Vũ Văn Minh – Giám đốc khu lịch Prenn (đơn vị cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề do dòng nước đầy bùn đất này đổ về thác Prenn) thì: “ Tôi đã đến tận bãi bùn thải xem xét; khó mà có dòng sưối sạch trong năm nay do bùn thải chảy đầy khe suối, Đà Lạt đang chuẩn bị vào mùa mưa nên bùn đất chảy vào suối càng nhiều”.


Những lời kêu cứu đang chìm vào trong im lặng và những người nông dân một năng hai sương vẫn thấp thỏm chờ đợi. Cần phải xứ lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm dòng suối để giữ gìn môi trường, đảm bảo cuộc sống của hàng trăm hộ dân và phải sớm bồi thường thiệt hại cho người dân chứ không thể lặng thinh mãi.

Phan Văn Đông
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân Đà Lạt đỏ mắt vì bùn thải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI