Môi trường » Chất thải
4 bãi đổ thải phục vụ các mỏ than lộ thiên Cẩm Phả 
(09:15:22 AM 24/05/2013)
Bốn bãi thải gồm Đông Cao Sơn, Bàng Nâu, Nam Khe Tam và Đông Khe Sim, nhằm phục vụ cho việc khai thác và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, trong vùng Cẩm Phả có khoảng 16 mỏ và công trường khai thác than lộ thiên hoạt động. Sản lượng than khai thác từ 14-16 triệu tấn/năm, tương ứng khối lượng đất bóc từ 180-200 triệu m3/năm.
Xuất than ở cảng nổi Hòn Nét (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Hiện tại, bãi thải lớn nhất vùng Cẩm Phả là bãi thải Đông Cao Sơn (dung tích 295 triệu m3) đang được 3 mỏ lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn sử dụng.
Tính đến 31/12/2012, tổng khối lượng đất đá thải còn lại vùng Cẩm Phả là 3,7 tỷ m3 (bao gồm đất đá thải của các mỏ và công trường lộ thiên, đất đá thải đào lò và đất đá thải của các cơ sở sang tuyền).
Trong đó khối lượng đất đá thải của các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm II và Đông Đá Mài chiếm trên 94% tổng khối lượng đất đá thải toàn vùng. Giai đoạn 2013-2020, khối lượng đất đá thải của vùng dự kiến khoảng 1,9 tỷ m3.
Ông Phạm Văn Mật, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam cho biết về phương pháp đổ thải, Tập đoàn đã thống nhất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đổ từ dưới đổ lên, khi đổ thải xong tầng thứ nhất phải trồng cây hoàn nguyên ngay.
Bãi thải phải cách xa với khu dân cư và có kè kiên cố để bảo vệ. Công tác thoát nước, bảo vệ môi trường và an toàn trên bãi thải; công tác an toàn trong vận tải và thải đất đá; phòng, chống hiện tượng sụt lở bờ mỏ và bãi thải… cũng được chú trọng.
Nhưng do chưa lập Quy hoạch tổng thể toàn bộ Khu công nghiệp khai thác than, bao gồm khu khai trường và bãi đổ thải nên trong quá trình triển khai các dự án còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Cụ thể là việc xác định ranh giới các khu vực khai thác hầm lò, lộ thiên, khu vực đổ thải và phân định ranh giới hoàn nguyên môi trường còn khó khăn; vẫn còn xảy ra tình trạng chồng lấn ranh giới quy hoạch; chưa xác định được quy chuẩn độ cao các bãi đổ thải…
Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng than lớn nhất cả nước, việc đưa 4 bãi đổ thải vào phục vụ việc khai thác và đổ thải các mỏ than lộ thiên sẽ giúp cho địa phương bảo vệ môi trường, tiến tới trở thành một tỉnh công nghiệp “xanh”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)