»

Thứ tư, 22/01/2025, 23:26:19 PM (GMT+7)

Xoá lò gạch truyền thống, phải làm triệt để

(15:25:12 PM 13/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê, cứ mỗi năm việc sử dụng gạch đất sét nung làm mất đi một diện tích đất canh tác nông nghiệp của 1 xã. Do đó, Quyết định 567/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020 đã mở ra một hướng đi mới cho ngành vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng này.

Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực đã quy định xóa bỏ lò gạch thủ công trên toàn quốc trước ngày 31/12/2010, nhưng hiện nay nhiều địa phương vẫn còn tồn tại một số lò gạch được sản xuất thủ công, cái mà người ta vẫn gọi tránh đi là “lò cao”.

 

Việc nghiêm cấm hoạt động của các lò gạch thủ công, để tạo đà phát triển cho loại vật liệu không nung của Chính phủ đã được người dân, dư luận đồng tình ủng hộ.

 

Bởi khuyến khích, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 200 lò gạch thủ công vẫn đang hoạt động. Việc dừng, tiến tới cấm hẳn hoạt động của các lò gạch thủ công là điều không đơn giản.

Nguyên nhân chính là nguồn cung cấp gạch chất lượng cao để thay thế còn ít, trong khi đó nhu cầu của người dân đối với loại VLXD này là rất lớn. Ngoài ra, các lò gạch thủ công cũng giúp cho các địa phương giải quyết được một lượng lao động dôi dư không nhỏ.

Việc chuyển sang sản xuất theo công nghệ lò tuynel hoặc các lò công nghệ tiên tiến khác, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường thường có vốn đầu tư quá lớn mà các chủ lò gạch nhỏ không có khả năng.

 

Tại Hà Nội, việc xóa bỏ lò gạch thủ công trong năm 2012 theo chỉ đạo của UBND TP vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Một số huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây của Hà Nội, nhiều chủ lò vẫn ngang nhiên hoạt động.

 

Tại một số tỉnh, việc xử lý các lò gạch thủ công cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi nghề làm gạch thủ công đã từ nhiều năm nay. Mặc dù gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, nhưng nhiều năm qua, nghề này đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình và góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

 

Do vậy, việc sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung truyền thống là một xu hướng phát triển tất yếu do loại sản phẩm này với nhiều yếu tố vượt trội: Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất (đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đe dọa về an ninh lương thực quốc gia).

 

Ngoài ra, có thể tận dụng phế thải công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (như than, củi, dầu DO); có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng…

Không những vậy, tình trạng phát triển tràn lan các lò gạch thủ công đã ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói trong nước, gây thất thu một khoản thuế lớn cho nhà nước.

 

Được biết, theo quyết định số 817/2012/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn thì kể từ ngày 01/01/2015 sẽ cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trong khu vực đất canh tác nông nghiệp và khu vực đông dân cư.

Kể từ ngày 01/01/2018 sẽ cấm toàn bộ hoạt động này tại địa bàn thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới và từ ngày 01/01/2020 mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh sẽ bị cấm triệt để.

Ông Phạm Văn Tiến, Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Kạn cho biết: Việc dừng hoạt động các lò gạch thủ công gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là nguồn cung cấp gạch chất lượng cao để thay thế còn ít, trong khi đó nhu cầu của người dân đối với loại VLXD này là rất lớn. Các lò gạch thủ công sử dụng lượng lớn nhân công, giải quyết được một phần không nhỏ lao động thất nghiệp của địa phương.

 

Do vậy, việc dẹp bỏ những lò gạch thủ công cần có một lộ trình dài. Trong thời điểm này, các cấp, ngành, địa phương cần từng bước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch, ngói thủ công chuyển sang sản xuất theo công nghệ lò tuynel hoặc các lò công nghệ tiên tiến khác, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.


BTV (tổng hợp)
Từ khóa liên quan: lò gạch, truyền thống
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xoá lò gạch truyền thống, phải làm triệt để

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI